“Bánh xe của Hà Trần đã dừng… ” 

Đời sống âm nhạc hiện đại cũng gặp nhiều vấn nạn như những ngành nghệ thuật khác, nhưng vẫn có nhiều tác phẩm hay làm lay động lòng người. Nhạc sĩ Ngọc Đại, tự ngồi dưới đáy cái giếng có tên là "đương đại" đã không cảm nhận được những xu hướng lành mạnh, truyền thống trong đời sống âm nhạc hiện đại… Không chỉ riêng với nhạc sĩ Ngọc Đại, sự "không cảm nhận" được ấy còn là hồi chuông cảnh tỉnh cho những nhạc sĩ trẻ đang háo hức với những lớp áo "gọi là đương đại".

Cuối buổi nói chuyện, như nhận ra điều gì, ông liền ngỏ ý mượn máy di động của tôi để gọi cho trợ lý âm thanh – anh Lân. Với lý do “Mày đến gấp nhé để tao bàn về dự án âm nhạc sắp tới”, tôi hiểu ngay mình đang bị "out". Và thế là, cuộc hành trình đi tới sự thật chỉ còn mười lăm phút nữa là kết thúc.

PV : Ông là người luôn "tin tưởng" và "kỳ vọng" thái quá vào người khác. Bởi thế khi sự việc lỡ dở, ông là người bị tổn thương hơn cả. Và, cách phản ứng duy nhất của ông là rũ ra "cây kim lâu ngày". Để ít ra tỏ thái độ bề ngoài, rằng ta chẳng cần ai cả. Hà là người khôn khéo, tinh tế và thường tránh những gì ầm ĩ. Vậy mà Hà cũng không chịu nổi và mới dẫn đến chuyện “vạch áo cho người xem lưng” của Nhật thực 1?

– Nhạc sĩ Ngọc Đại : Chuyện của Hà rất rõ rồi. Nhưng không phải tính cách này mà Hà không tham gia tiếp. Hà là người không dám bước qua giới hạn của mình. Hơn nữa, Hà muốn làm nhạc mới so với người khác, nhưng không dám bứt, và điều kiện cũng không có. Cô ấy cũng không nghe theo tôi. Thậm chí từng nói : Chú bảo cháu hát thế này thì ai nghe!

PV : Đẳng cấp của ca sĩ không chỉ là tố chất giọng và kỹ thuật thanh nhạc, mà còn là bản lĩnh văn hóa, tình yêu âm nhạc nữa. Ca sĩ tài năng là người truyền tải những gì nhạc sĩ muốn, nhưng ngược lại, họ cũng cần phải truyền tải những gì họ muốn. Khi đó, ông muốn một người “sắp bùng nổ” (như nhận xét của ông) như Hà hát theo cách nào? 

– Nhạc sĩ Ngọc Đại : Đương nhiên theo cách của tôi. Nhưng theo cách của tôi thì tôi cũng chẳng biết như thế nào nữa…

PV : Nhật thực 1 chắc cũng góp phần đưa tên tuổi của Hà lên hàng diva, và danh tiếng của ông cũng được nâng lên không kém. Vậy mà cho đến thời điểm này, ông vẫn nói ông không hài lòng về Nhật thực1?

– Nhạc sĩ Ngọc Đại : Đương nhiên rồi. Về phương diện nhạc pop, Hà hát chỉ như thế thôi. Hà chưa truyền tải được hết ý tôi muốn. Tôi chỉ cám ơn vì đã ra một sản phẩm và biết tới Ngọc Đại.

Ca sĩ Trần Thu Hà không chỉ thành danh vì "Nhật thực"

PV : Trong đêm diễn Nhật thực 2, có rất nhiều khán giả bỏ về. Cả Nhật thực 1 tưởng là thành công mà vẫn vậy. Thi thoảng, còn có tiếng cười hô hố vì không hiểu nội dung muốn truyền tải của chương trình. Nó giống như một người đầu bếp đang nấu hỏng nồi lẩu. Không phải trộn lẫn tất cả mọi loại hình nghệ thuật đương đại lên sân khấu đã là hay! Vì cái hay không đồng nghĩa với cái lạ và cái lố bịch. Ông có nghĩ, món ăn mà mình kỳ công nấu đã không thành vị? 

– Nhạc sĩ Ngọc Đại : Tôi chẳng quan tâm đến khán giả. Mà cô cũng không đủ sức thuyết phục để tôi nói đến chuyện ấy. Có nhiều người bỏ về đúng không? Lần nào cũng thế, kể cả Nhật thực 1 lẫn Nhật thực 2. Tôi từng phải bỏ tiền ra để phối lại, rồi viết lại lời. Rất nhiều công sức sau 6 tháng mới làm ra được. Thất bại là do người thực hiện chương trình không hay và làm hại tôi. Ý tôi nói như thế, nhưng họ, họ không hiểu gì cả về âm nhạc.

PV : Bấy lây nay, dư luận cười chê thói thích đi NHÌN nhiều hơn là đi NGHE của khán giả. Âm nhạc nếu thực sự hay thì chỉ cần duy nhất phần NGHE. Nhật thực 1 thực sự gây ấn tượng không chỉ bởi âm nhạc, mà còn bởi sân khấu sắp đặt video art không có MC. Những thành công đó là thành công của một ê-kíp, chứ không chỉ một mình nhạc sĩ. Ông không hài lòng với Nhật thực 1 Nhật thực 2, và đang đổ lỗi cho người thực hiện chương trình. Ý ông muốn nhắc tới đạo diễn sân khấu Việt Tú?

– Nhạc sĩ Ngọc Đại : Thôi cô hỏi làm cái gì. Cô hỏi sốc quá à? Tôi không thích trả lời (gắt lên). Lúc đó Trần Bình và Đỗ Bảo thầu chương trình của tôi. À, mà riêng cô tôi phải duyệt bài vì cô hỏi những câu mang ra công chúng sẽ quá phức tạp. Tôi cần khán giả, nhưng tôi cũng buồn thế nào khi khán giả không nhận ra điều đó, chứ không phải tôi không yêu khán giả.

Tôi là người nghệ sĩ, tôi phản ứng rất mạnh. Không hiểu cái gì thì đừng nói lăng nhăng. Báo chí nếu không hiểu được cá tính của tôi, thì rất mệt mỏi. Cũng dễ hiểu thôi, kể cả với Bethoveen mà mọi người lần đầu nghe cũng bỏ ngay về. Huống hồ, nhạc của tôi họ ở lại được một nửa! Quá ư là tuyệt vời. Trách gì họ?

PV : Ông yêu cầu khán giả phải "hiểu", trong khi đưa ra quá nhiều "thông điệp" mang tính "giông giống siêu thực" và "giông giống trừu tượng" trong một chương trình vỏn vẹn vài tiếng, diễn ra vài buổi tối. Ông muốn khán giả hiểu mình, trong khi, chưa chắc ông đã hiểu khán giả. Theo cách ông nói, là có sự vênh lớn giữa trình độ của nhạc sĩ với trình độ thưởng thức âm nhạc đã rất tinh tế của khán giả?

– Nhạc sĩ Ngọc Đại : Không phải là trình độ. Chẳng qua là thói quen. Cũng như thói quen hành nghề báo, chẳng có cái gì cả. Và như thế buộc con người phải khôn khéo trong thói quen đó. Âm nhạc của tôi có từ bao nhiêu năm rồi, mà bây giờ lại bảo là nhạc điên, nhạc khó chịu. Chắc gì cái khó chịu đã là một cái dở. Vì đó mới chỉ là một phản ứng tâm lý với một thứ không-phải-là-thói-quen. Có thể đó là một thiệt thòi của tôi, nhưng cũng không có nghĩa là tôi không thành công. Quá thành công là khác, ngay cả với Nhật thực 2.

Nhưng mọi người thực hiện không tôn trọng tôi. Thanh Lam lên hát quên cả lời. Còn Đỗ Bảo là người quá ngu xuẩn, không biết làm. Vì họ là công chức và họ bị áp lực tinh thần ghê quá. Họ chỉ cố làm cho xong việc thôi.

PV : Linh Dung và Thanh Lâm mới chỉ là những ca sĩ chưa nổi tiếng lắm. Sau đó, cả hai người bị ông “dụ” cạo đầu trọc khi tham gia vào dự án âm nhạc của ông.. Không phán xét cái xấu đẹp ở đây, nhưng hành động đó giống như một tuyên bố, kiểu : Chúng tôi đứng riêng biệt với thế giới âm nhạc của các người. Các người đứng một cực kia – có tóc. Còn chúng tôi đứng ở cực bên này – không tóc. Dung và Lâm liệu có thành Lam và Hà không?

– Nhạc sĩ Ngọc Đại : Tôi đã làm việc một năm nay với họ rồi. Họ nghe tôi. Họ không như Trần Thu Hà. Hà từng đã nói rất xúc phạm với tôi, nhưng tôi bỏ qua vì tình cảm chú cháu. Ban đầu, chú cháu làm việc rất thân nhau. Hồi đó, tôi hỏi : Cháu có thích thay đổi không? Nó bảo : Có. Thế là tôi cho nó hát nhạc của tôi, nhưng nó lại không nghe theo tôi.

Chợt nhớ Xuân Hinh hát chèo ngày Tết

Lâm và Dung trước kia cũng hát những bài của Trần Thu Hà, thậm chí còn trước đấy. Nhưng khi diễn, tôi quyết định chọn Hà vì tại thời điểm đó, Hà làm tốt hơn. Nhưng giờ này, Lâm và Dung vẫn lại quay lại làm việc với tôi. Cũng vẫn những bài đó, nhưng cách thể hiện mới, bạo dạn và điên hơn nhiều.

PV : Có nhiều cách để nổi danh, nhưng chỉ có một cách để nổi danh chân chính, đó là lao động nghệ thuật chân chính. Lao động đó không chỉ đòi hỏi người nghệ sĩ hiến mình, mà còn đòi hỏi sự hiến mình hoàn toàn tự do theo cách riêng nhất của người nghệ sĩ đó. Linh và Dung có phong cách, nhưng có vẻ phong cách của Dung và Lâm là do ông áp đặt, chứ bản thân họ cũng chưa bộc lộ phong cách riêng. Còn Hà, nhạc của ông mới chỉ là một nhánh nho nhỏ trong sự nghiệp của Hà. Hà có phong cách riêng nên đâu dễ gì bị "bẻ cong" như hai người trên?

– Nhạc sĩ Ngọc Đại : Không phải. Dung và Lâm thông minh hơn Hà. Họ có gốc văn hoá hơn Hà. Họ là người biết lắng nghe. Có lẽ chưa bao giờ tôi có được những người bạo dạn, đầy khám phá và sáng tạo cá nhân như thế. Còn Hà, Hà là người cực đoan, chỉ biết làm theo ý mình.

PV : Mối quan hệ giữa nhạc sĩ và ca sĩ là mối quan hệ tương hỗ. "Đứa con" của ông không thể đến tới công chúng nếu không có ca sĩ. Tại sao ông không thừa nhận rằng, trong âm nhạc, vị thế của ca sĩ và nhạc sĩ là tương đương nhau? 

– Nhạc sĩ Ngọc Đại : Đúng. Tôi là người cực đoan. Ngay từ năm đầu thập niên 80, tôi đã thử nghiệm âm nhạc mới. Thế rồi cả nước này im bặt, không có ai nhắc tới. Cho tới giờ này, những tác phẩm kiểu đó vẫn quá hiện đại. Tôi thực sự bị sốc vì cách ứng xử như thế. Dư luận không có tờ báo nào nói. Nhưng tôi vẫn nghĩ tôi thành công, ở một mặt nào đó. Công chúng đã biết tôi, dù nhiều người thời đó bảo : Khó nghe quá. Hơn 20 năm sau, nhận định trên cũng không thay đổi mấy. Nhưng hiện tại, tôi tin tưởng vào khán giả. Đặc biệt là khán giả trẻ. Tôi cảm nhận được những đòi hỏi của họ, về những thứ lạ.

PV : Ông từng khen thơ Vi Thuỳ Linh hết lời, như nguồn cảm hứng bất tận cho âm nhạc của ông. Những cái oằn lên của thể xác cuối cùng cũng "có thể" chỉ là những cuộc phiêu lưu sex gắng gượng không hơn không kém. Ông “bỏ” Linh, vì điều đó?

– Nhạc sĩ Ngọc Đại : Ôi trời, cứ nhắc đi nhắc lại chuyện này nhỉ. Đó là do mâu thuẫn “xóm giếng giềng”. Tôi đã tách thơ của Nhật thực 1 ra ngoài, để thay bằng ca từ của tôi. Tôi bỏ thôi. Rồi cô ấy cũng muốn làm việc lại với tôi. Nhưng tôi không muốn nữa. Tôi muốn dạy bảo cả lũ trí thức rởm ấy. Tôi phải bỏ hết, cả thơ ca ra hết ngoài. Tôi có được gì đâu. Tôi không ăn quỵt gì. Được người ta biết đến là vui rồi.

PV : Tất nhiên, sau khi đã nổi tiếng thì ông bỏ thơ Linh đi cũng là điều dễ hiểu… Phải chăng vì cá tính mạnh quá, nên trên con đường đi, từ Nhật thực 1, Nhật thực 2 đến chương trình sắp tới, ông "loại bỏ" dần những người có cá tính đối kháng với cá tính của mình?

– Nhạc sĩ Ngọc Đại : Hà Trần là người rất khôn khéo, nhưng không chịu nghe theo tôi, chỉ chạy theo ý thích của cô ý chứ không có cãi nhau gì. Sau khi ra xong sản phẩm thì dù không được như ý, tôi vẫn rất vui vẻ và hoà thuận. Tôi từng phải chỉ cho Hà Trần từng cách hát. Trước Nhật thực, Hà Trần là zero về style âm nhạc. Nhưng tôi đã xác định, Hà không theo tôi thì tôi vẫn phải làm. Và Hà không theo tôi thì Hà cũng chỉ dừng đến đó, không thể đi xa được nữa.

PV : Nhật thực 3 đang rậm rịch tiến hành với một ê-kíp “đầu trọc”. Chẳng nhẽ lại bám vào mãi cái tên Nhật thực? Những bộ phim hay nhất của Hollywood thì cũng chỉ đến phần 3 là nhàm rồi. Nó là hiện tượng ăn theo sự thành công của phần 1. Dự án của ông cũng đang tiến triển theo cách đấy. Ông dự định bao giờ sẽ cho mọi người nếm món lạ tiếp? 

– Nhạc sĩ Ngọc Đại : Cũng chưa rõ. Tôi đang cố gắng làm trong năm nay, bởi nó còn phụ thuộc vào rất nhiều điều kiện : tài chính, thời gian, ngoại cảnh. Nhật thực 2 đã khiến tôi rất vất vả. Nó cũng là chương trình chiếm thời gian chuẩn bị nhanh kỷ lục (chưa đầy hai tháng).

PV : Có nhiều bài hát, mà vai trò của nhạc sĩ phối khí nổi bật lên… Nhật thực 1 thành công cũng đưa tên tuổi Đỗ Bảo đến với mọi người. Đỗ Bảo trở thành một trong những thương hiệu hoà âm phối khí mới bên cạnh những tên tuổi như Bảo Chấn, Quốc Trung. Nhật thực 3 sắp tới chắc hẳn ông vẫn phải “vời” Đỗ Bảo, trong khi nhiều nhân vật khác trong Nhật thực 2 phải gạt đi? 

– Nhạc sĩ Ngọc Đại :  Không. Tôi sẽ tự ph

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *