Năm 1914, ông trở về Thượng Hải, sang Singapore, qua Pháp. Ở Paris, ông liên lạc với nhà cách mạng Phan Chu Trinh. Bị nhà cầm quyền Pháp theo dõi, bắt giam, ông bị dẫn độ về Việt Nam. Bị giam cầm ở Sài Gòn một thời gian. Trương Duy Toản được trao trả tự do và từ đó, ông bắt đầu hoạt động sáng tác văn học nghệ thuật.
Giai đoạn 1924 – 1933, Trương Duy Toản ra báo Trung lập, Sài Gòn nhật báo. Cùng thời gian, ông viết nhiều kịch bản sân khấu nổi tiếng. Ông là kịch tác gia kiêm đạo diễn của bộ môn Ca ra bộ đầu thế kỷ XX. Cùng với ông Nguyễn Trọng Quyền, Trương Duy Toản là thầy tuồng hàng đầu của nghệ thuật cải lương thời bấy giờ.
Vừa làm chủ bút, kịch tác gia, đạo diễn Trương Duy Toản còn viết tiểu thuyết, hồi ký… Năm 1910, ông xuất bản quyển tiểu thuyết Phan Yên ngoại sử. Năm 1955, viết hồi ký về phong trào cách mạng trong Nam, đăng liên tiếp nhiều kỳ trên báo Tiến thủ.
Năm 1957, ông qua đời tại Sài Gòn, hưởng thọ 72 tuổi, an táng tại quê nhà.
Nguyễn Xuân Hoanh
Sách Nhân vật chí tỉnh Vĩnh Long