Đặng Văn Quang quyết định tổ chức lại Tỉnh ủy Vĩnh Long và được đề cử giữ chức vụ Bí thư (Đặng Văn Quang là người Bí thư thứ tư trong vòng từ tháng 2 đến tháng 6/1931). Ban lãnh đạo Tỉnh ủy bấy giờ gồm Đặng Văn Quang, đồng chí Dớt và Đinh Thị Tiếu (đã từng giữ chức vụ Bí thư Tổng ủy Bình Long thay Đặng Văn Quang trước đó).

Đặng Văn Quang quyết định dời cơ quan qua Cần Thơ (lúc này tại Vĩnh Long, thực dân Pháp đang ráo riết khủng bố). Cơ quan chuyển từ Vĩnh Long đến Ba Càng rồi phân ra làm hai hướng : đồng chí Dớt đi qua tổ chức cơ quan ở Tham Tướng (Cần Thơ), còn Đặng Văn Quang và Đinh Thị Tiếu sang Chợ Mới (Long Xuyên), bắt liên lạc với Đặc ủy Hậu Giang để liên hệ họp Xứ ủy ở Cai Lậy, Mỹ Tho.

Đặng Văn Quang đã bị lính kín đến bắt tại Cầu Lộ (Vĩnh Long) tháng 6/1931.

Sau khi mãn hạn tù, 1934, Đặng Văn Quang trở về huyện Chợ Lách hoạt động, tổ chức rải truyền đơn vạch mặt Phủ Mỹ (chủ quận Chợ Lách, tình nguyện làm con nuôi chủ tỉnh Vĩnh Long là Adrien Petit) trong việc xây cất chợ mới lấy tên là chợ Phủ Mỹ.

Sau thời gian hoạt động công khai, Đặng Văn Quang bị thực dân Pháp bắt, đày đi Côn Đảo.

Từ Côn Đảo trở về, Đặng Văn Quang chuyển địa bàn hoạt động qua Cần Thơ. Ông đã từng làm Bí thư Tỉnh ủy Cần Thơ trong thời kỳ 9 năm kháng chiến chống Pháp.

Sau năm 1954, Đặng Văn Quang làm Phó Ban thanh tra Trung ương rồi làm Đại sứ Cộng hòa miền Nam Việt Nam tại Liên Xô. Đặng Văn Quang đã từng giữ chức vụ Ủy viên Trung ương Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam khóa I.

Sau năm 1975, Đặng Văn Quang làm Hội phó Hội Hữu nghị Việt – Xô tại thành phố Hồ Chí Minh.

Ngày 30/8/1986, Đặng Văn Quang mất và được an táng tại thành phố Hồ Chí Minh.

Đào Ngọc Chương – Theo sách Nhân vật chí tỉnh Vĩnh Long

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *