Kênh Vĩnh Tế

Bà là vợ chánh của quan Trấn thủ Vĩnh Thanh Thoại Ngọc Hầu – một quan thần triều Nguyễn, là người được giao trọng trách đào con kênh nối liền từ Châu Đốc đến Hà Tiên sau khi đã đào vét xong kinh Long Xuyên – Rạch Giá với một thời gian kéo dài từ 1819 đến 1824, “dài 205 dặm rưỡi, rộng 7 trượng 5 thước, sâu 6 thước… Từ đấy, đường sông lưu động, phòng giữ ngoài biên cho tới nhân dân buôn bán đền được tiện lợi vô cùng… ”. Và bà Châu Thị Vĩnh Tế – người đã nhiều buổi thay chồng lãnh phần đôn đốc, tận tụy và cộng ưu cộng lạc với chồng trong việc đào kinh thủy, đem lại phúc lợi cho dân chúng, danh tiếng nhân đức được truyền tụng. Vì vậy, để tuyên dương công trạng bà, bên cạnh việc lấy tên chồng bà là Nguyễn Văn Thoại đặt cho con kênh “Thoại Hà”, núi “Thoại Sơn”, thể lòng dân mến mộ, đề nghị nhiều lần, vua Minh Mạng đồng ý đặt tên kinh Châu Đốc – Hà Tiên là “Vĩnh Tế Hà”, núi Sam gần đấy là “Vĩnh Tế Sơn” và làng cạnh núi là “Vĩnh Tế Thôn”. (Hình ảnh của con kinh Vĩnh Tế còn được vua Minh Mạng cho khắc họa vào đỉnh đồng lớn nhất trong số 9 cái để tại Thế Miếu ở Huế).

Bà Châu Thị Vĩnh Tế còn là người có công xây dựng miếu Bà Chúa Xứ núi Sam – Châu Đốc.

Trên triền núi Sam – Châu Đốc ngày nay còn lưu dấu lại nghĩa trang có nhiều ngôi mộ tượng trưng dân chúng đi đào kinh đã hy sinh và những tấm bia đá : mộ của Thoại Ngọc Hầu, Châu phu nhân, Miệt phu nhân. Bên cạnh bia đá kể lại sự tích đào kinh Vĩnh Tế, bia mộ Thoại Ngọc Hầu, bia mộ Trương Miệt phu nhân còn có bia mộ có ghi mấy dòng chữ : “Bà Châu Thị Tế, Nhàn Tỉnh phu nhân, sinh năm Bính Tuất (1766), ngày Thìn, tháng 4, mất ngày 15 tháng 10 năm Bính Tuất (1826), hưởng dương 60 tuổi.

Lê Thị Bích Vân
Theo sách Nhân vật chí tỉnh Vĩnh Long

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *