Ngày 22/11/1963 – ngày diễn ra vụ ám sát Tổng thống Mỹ John F.Kennedy – đã trở thành ngày quan trọng nhất trong lịch sử Cuộc chiến của Mỹ tại Việt Nam. Bởi, nếu không có vụ ám sát, Tổng thống Kennedy đã quyết định ngăn không để Mỹ tham chiến tại Việt Nam, và dự kiến rút toàn bộ binh sĩ khỏi miền Nam Việt Nam vào nhiệm kỳ 2.
![]() |
John Frank Kennedy – Tổng thống thứ 35 của Hoa Kỳ bị ám sát ngày 22/11/1963 |
Bài học từ thảm hoạ
Đây là quan điểm được ông Gordon M.Goldstein đưa ra trong cuốn sách mới xuất bản nhan đề : "Những bài học từ thảm hoạ – McGeorge Bundy và Hành trình đến cuộc chiến tại Việt Nam”, sau hành trình tìm kiếm tư liệu và trò chuyện với cựu cố vấn an ninh quốc gia Mỹ McGeorge Bundy.
Theo ông Goldstein, không ai có thể biết rõ cách Tổng thống Kennedy có thể làm để kiểm soát cuộc khủng hoảng tại Việt Nam, nếu ông còn sống. Nhưng một điều rõ ràng, Tổng thống Kennedy đã quyết tâm ngăn cản Mỹ tham chiến tại Việt Nam, và dự kiến rút toàn bộ binh sĩ nước này khỏi miền Nam Việt Nam vào nhiệm kỳ 2 năm 1965.
Vào thời điểm Tổng thống Kennedy mới lên nắm quyền năm 1961, sự tham gia của quân đội Mỹ tại Đông Nam Á mới giới hạn trong các chuyến hàng vận chuyển vũ khí và một số lượng nhỏ các cố vấn quân sự. Tuy nhiên, Mỹ đã quyết định đưa binh sĩ đánh trận vào Việt Nam khi hoạt động du kích của lực lượng giải phóng trở nên quá mạnh dưới thời Ngô Đình Diệm.
“Mỹ không thể thắng dù đưa hàng triệu binh lính đến Việt Nam”
![]() |
Tổng thống Kennedy và bản đồ Việt Nam trong một cuộc họp chính phủ – (Ảnh : deanza.edu) |
Trong suốt năm đó, các cố vấn của Tổng thống Kennedy đã đệ trình lên hàng chục báo cáo đề nghị Mỹ hoá cuộc chiến. Trong một báo cáo, Bộ trưởng Quốc phòng Robert McNamara, Ngoại trưởng Dean Rusk và Tham mưu trưởng Liên quân đã tranh luận rằng “sẽ rất khó tránh được thảm cảnh sụp đổ của chính quyền Nam Việt Nam nếu như thiếu đi sự tham gia của lực lượng Mỹ ở mức quân nhất định”.
Các cố vấn của ông Kennedy còn yêu cầu bảo vệ chính quyền Sài Gòn bằng việc đưa thêm 200.000 binh sĩ đánh bộ Mỹ đến Việt Nam. Ông McGeorge Bundy, cố vấn an ninh quốc gia, tin rằng việc cam kết đưa quân đội Mỹ đến Việt Nam mang tính quan trọng sống còn. “Lào đã không bao giờ còn có thể thuộc về phe chúng ta sau năm 1954”, ông Bundy thuyết phục. “Nhưng Việt Nam là đồng minh và muốn là đồng minh của Mỹ”, ông này nhấn mạnh.
Nhưng Tổng thống Kennedy không đồng ý. Ngay từ rất lâu trước khi trở thành Tổng thống, ông từng lên tiếng tại Quốc hội phản đối cuộc chiến tốn kém và thảm khốc của Pháp ở Việt Nam, dẫn dụ nó như lý do khiến Mỹ không bao giờ nên tham chiến tại Việt Nam.
Vào mùa hè năm 1961, ông tuyên bố chấp nhận ý kiến của Tướng Douglas MacArthur, người luôn kiên định lập trường chống lại cuộc chiến tại Việt Nam. Ông MacArthur đã sáng suốt khi nhận định, dù Mỹ có đưa hàng triệu binh lính đến Việt Nam thì cũng không thể giành chiến thắng. Vị tướng này cho rằng, Mỹ chỉ nên hạn chế ở mức độ cung cấp viện trợ quân sự và huấn luyện cho Sài Gòn, nhưng không nên triển khai bộ binh đến Việt Nam.
Trong suốt 3 năm đảm nhiệm cương vị Tổng thống Mỹ, ông Kennedy đôi khi không tránh khỏi bị phe diều hâu lôi kéo đối với cuộc chiến tại Việt Nam. Vị Tổng thống này đã cho tăng số lượng cố vấn quân sự và chuyên viên huấn luyện lên tới mức 16.000 người. Nhưng cả Bộ trưởng Quốc phòng McNamara và Bundy đều thấy trước tương lai rằng Tổng thống Kennedy không muốn Mỹ hoá cuộc chiến tranh, thậm chí ngay cả khi đối mặt với viễn cảnh Nam Việt Nam thuộc về phe cộng sản.
Đường mòn Hồ Chí Minh là dấu hiệu cho thất bại của Mỹ
Trong suốt năm đó, các cố vấn của Tổng thống Kennedy đã đệ trình lên hàng chục báo cáo đề nghị Mỹ hoá cuộc chiến. Trong một báo cáo, Bộ trưởng Quốc phòng Robert McNamara, Ngoại trưởng Dean Rusk và Tham mưu trưởng Liên quân đã tranh luận rằng Các cố vấn của ông Kennedy còn yêu cầu bảo vệ chính quyền Sài Gòn bằng việc đưa thêm 200.000 binh sĩ đánh bộ Mỹ đến Việt Nam. Ông McGeorge Bundy, cố vấn an ninh quốc gia, tin rằng việc cam kết đưa quân đội Mỹ đến Việt Nam mang tính quan trọng sống còn. ông Bundy thuyết phục. ông này nhấn mạnh. Nhưng Tổng thống Kennedy không đồng ý. Ngay từ rất lâu trước khi trở thành Tổng thống, ông từng lên tiếng tại Quốc hội phản đối cuộc chiến tốn kém và thảm khốc của Pháp ở Việt Nam, dẫn dụ nó như lý do khiến Mỹ không bao giờ nên tham chiến tại Việt Nam. Vào mùa hè năm 1961, ông tuyên bố chấp nhận ý kiến của Tướng Douglas MacArthur, người luôn kiên định lập trường chống lại cuộc chiến tại Việt Nam. Ông MacArthur đã sáng suốt khi nhận định, dù Mỹ có đưa hàng triệu binh lính đến Việt Nam thì cũng không thể giành chiến thắng. Vị tướng này cho rằng, Mỹ chỉ nên hạn chế ở mức độ cung cấp viện trợ quân sự và huấn luyện cho Sài Gòn, nhưng không nên triển khai bộ binh đến Việt Nam. Trong suốt 3 năm đảm nhiệm cương vị Tổng thống Mỹ, ông Kennedy đôi khi không tránh khỏi bị phe diều hâu lôi kéo đối với cuộc chiến tại Việt Nam. Vị Tổng thống này đã cho tăng số lượng cố vấn quân sự và chuyên viên huấn luyện lên tới mức 16.000 người. Nhưng cả Bộ trưởng Quốc phòng McNamara và Bundy đều thấy trước tương lai rằng Tổng thống Kennedy không muốn Mỹ hoá cuộc chiến tranh, thậm chí ngay cả khi đối mặt với viễn cảnh Nam Việt Nam thuộc về phe cộng sản.
![]() |
![]() |
![]() |
Một số hình ảnh "hiếm" của TT Kennedy trong đời thường – Nguồn : tạp chí Time |
Tổng thống Kennedy tin rằng, khi Mỹ đã không thể ngăn chặn đường mòn Hồ Chí Minh – tuyến đường tiếp vận lương thực và binh sĩ cộng sản từ miền Bắc vào Nam Việt Nam – thì nước này không thể đánh bại được cuộc chiến giành độc lập của Hà Nội. "Những tuyến đường mòn đó chính là lý do cho sự thất bại được đoán trước và là lý do để phải xem xét chính sách leo thang quân sự”, Tổng thống Kennedy nói với các cố vấn vào mùa xuân năm 1962.
Sự hoài nghi của Tổng thống Kennedy về cuộc chiến tại Việt Nam còn gia tăng, đến mức ông tuyên bố với trợ lý Nhà Trắng Michael Forrestal rằng tỉ lệ Mỹ không thể chiến thắng Việt Cộng lên đến 100 ăn 1. Vào đầu năm 1963, Kennedy nói với Thượng nghị sĩ Mike Mansfield, Thủ lĩnh phe đa số Thượng viện, người phản đối gia tăng sự tham gia quân sự của Mỹ tại Việt Nam, rằng ông sẽ bắt đầu rút các cố vấn khỏi miền Nam Việt Nam vào đầu nhiệm kỳ hai, bắt đầu từ năm 1965. Ông cũng tiết lộ về kế hoạch tương tự với Roswell Gilpatric, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng. Nhưng vụ ám sát thảm hoạ tại Dallas vào tháng 11/1963 đã thay đổi toàn bộ cục diện cuộc chiến Việt Nam.
Những gì đã xảy ra sau cái chết của Tổng thống Kennedy là câu chuyện đã được thuộc lòng. Tổng thống Lyndon B.Johnson lên nắm quyền năm 1964 và đến tháng 8 cùng năm, ông ta đã sử dụng sự kiện Vịnh Bắc Bộ – do chính Mỹ dựng lên – làm cái cớ để mở rộng các hoạt động quân sự xuống miền Bắc Việt Nam. Vào ngày 8/3/1965, Johnson đã cử 3.500 lính thuỷ quân lục chiến đầu tiên đến Việt Nam. Trong vài tháng sau đó, ông ta đã thông qua lệnh điều động 175.000 binh sĩ chiến trường đến Việt Nam.
Nếu Kennedy còn sống, ông sẽ tận hưởng rất nhiều ưu thế trong cuộc bầu cử năm 1965. Ông không có đối thủ, nếu ra tranh cử nhiệm kỳ 2. Ông cũng được biết đến như một Tổng thống quyết đoán, sẵn sàng gạt bỏ ý kiến của các cố vấn khi cần thiết. Danh tiếng của Tổng thống Kennedy càng lan rộng sau vụ xử lý cuộc khủng hoảng tên lửa Mỹ – Cuba. “Ông không cần phải chứng minh về sức mạnh của mình tại Việt Nam”, cựu cố vấn an ninh quốc gia Bundy nhớ lại. "Tổng thống Kennedy có thể giúp làm giảm thiệt hại của Mỹ trong cuộc chiến tại Việt Nam. Ông có thể làm điều đó, bằng việc từ chối Mỹ hoá cuộc chiến tranh”.
Theo ông Goldenstein, vị cố vấn Bundy thường nổi cáu mỗi khi bị chất vấn về cuộc chiến Việt Nam. Ông Bundy là một trong những kiến trúc sư chính cho các cam kết của Mỹ đối với cuộc chiến tại Việt Nam, nhưng rất kín tiếng về thời gian này. Tuy nhiên, theo ông Bundy : “Tổng thống Kennedy và Johnson có chính kiến hoàn toàn khác biệt về cuộc chiến Việt Nam. Nếu dự đoán rằng Kennedy cũng sẽ làm điều tương tự như Johnson đã làm tại Việt Nam thì quả là nực cười”.
Nếu ông Kennedy nghe lời cố vấn, thế giới đã có chiến tranh hạt nhân
Khi Tổng thống Kennedy chọn Bundy làm cố vấn an ninh đối nội, ông này là một học giả Harvard nổi tiếng về trí tuệ, sự lịch lãm và các kỹ năng chính quyền. Công việc tại Nhà Trắng đòi hỏi hai điều kiện mà ông Bundy đều đáp ứng đủ : Hoạt động như một người gác cửa để Tổng thống có thể nhận được những thông tin tốt nhất có thể, đồng thời phải đưa ra những quan điểm của bản thân về cuộc xung đột để giúp Tổng thống có lời khuyên tốt nhất. Nhưng vào thời điểm quan trọng nhất, thời điểm định mệnh, ông ta đã không làm được cả hai điều này.
Tổng thống Kennedy tin rằng, khi Mỹ đã không thể ngăn chặn đường mòn Hồ Chí Minh – tuyến đường tiếp vận lương thực và binh sĩ cộng sản từ miền Bắc vào Nam Việt Nam – thì nước này không thể đánh bại được cuộc chiến giành độc lập của Hà Nội. Tổng thống Kennedy nói với các cố vấn vào mùa xuân năm 1962. Sự hoài nghi của Tổng thống Kennedy về cuộc chiến tại Việt Nam còn gia tăng, đến mức ông tuyên bố với trợ lý Nhà Trắng Michael Forrestal rằng tỉ lệ Mỹ không thể chiến thắng Việt Cộng lên đến 100 ăn 1. Vào đầu năm 1963, Kennedy nói với Thượng nghị sĩ Mike Mansfield, Thủ lĩnh phe đa số Thượng viện, người phản đối gia tăng sự tham gia quân sự của Mỹ tại Việt Nam, rằng ông sẽ bắt đầu rút các cố vấn khỏi miền Nam Việt Nam vào đầu nhiệm kỳ hai, bắt đầu từ năm 1965. Ông cũng tiết lộ về kế hoạch tương tự với Roswell Gilpatric, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng. Nhưng vụ ám sát thảm hoạ tại Dallas vào tháng 11/1963 đã thay đổi toàn bộ cục diện cuộc chiến Việt Nam. Những gì đã xảy ra sau cái chết của Tổng thống Kennedy là câu chuyện đã được thuộc lòng. Tổng thống Lyndon B.Johnson lên nắm quyền năm 1964 và đến tháng 8 cùng năm, ông ta đã sử dụng sự kiện Vịnh Bắc Bộ – do chính Mỹ dựng lên – làm cái cớ để mở rộng các hoạt động quân sự xuống miền Bắc Việt Nam. Vào ngày 8/3/1965, Johnson đã cử 3.500 lính thuỷ quân lục chiến đầu tiên đến Việt Nam. Trong vài tháng sau đó, ông ta đã thông qua lệnh điều động 175.000 binh sĩ chiến trường đến Việt Nam. Nếu Kennedy còn sống, ông sẽ tận hưởng rất nhiều ưu thế trong cuộc bầu cử năm 1965. Ông không có đối thủ, nếu ra tranh cử nhiệm kỳ 2. Ông cũng được biết đến như một Tổng thống quyết đoán, sẵn sàng gạt bỏ ý kiến của các cố vấn khi cần thiết. Danh tiếng của Tổng thống Kennedy càng lan rộng sau vụ xử lý cuộc khủng hoảng tên lửa Mỹ – Cuba. cựu cố vấn an ninh quốc gia Bundy nhớ lại. Theo ông Goldenstein, vị cố vấn Bundy thường nổi cáu mỗi khi bị chất vấn về cuộc chiến Việt Nam. Ông Bundy là một trong những kiến trúc sư chính cho các cam kết của Mỹ đối với cuộc chiến tại Việt Nam, nhưng rất kín tiếng về thời gian này. Tuy nhiên, theo ông Bundy :Khi Tổng thống Kennedy chọn Bundy làm cố vấn an ninh đối nội, ông này là một học giả Harvard nổi tiếng về trí tuệ, sự lịch lãm và các kỹ năng chính quyền. Công việc tại Nhà Trắng đòi hỏi hai điều kiện mà ông Bundy đều đáp ứng đủ : Hoạt động như một người gác cửa để Tổng thống có thể nhận được những thông tin tốt nhất có thể, đồng thời phải đưa ra những quan điểm của bản thân về cuộc xung đột để giúp Tổng thống có lời khuyên tốt nhất. Nhưng vào thời điểm quan trọng nhất, thời điểm định mệnh, ông ta đã không làm được cả hai điều này.
![]() |
Phu nhân Jackie Kennedy cùng hai em trai của TT Kennedy Ted và Bobby trong đám tang – (Nguồn : Time) |
Năm 1962, khi cuộc khủng hoảng tên lửa tại Cuba nổ ra, trong thời gian rất ngắn, Tổng thống Mỹ Kennedy chính là người quyết định lựa chọn giải pháp hoà bình. Còn vị cố vấn Bundy lại bị xoáy tung như chong chóng giữa cơn bão, hết ủng hộ giải pháp khai chiến, rồi lại chọn đứng yên, đến khởi động quy chế cách ly nhằm ngăn chặn Liên Xô hoàn tất việc lắp đặt tên lửa ở Cuba và cuối cùng đề nghị tiến hành không kích. Theo tác giả Goldstein, nếu Tổng thống Kennedy làm theo lời khuyên của các cố vấn, như Bundy, điều đó có thể đã đưa thế giới đến một cuộc chiến hạt nhân.
Ông Goldstein cho rằng, đến khi qua đời, vị cố vấn này vẫn đang phải đấu tranh với chính bản thân để cố hiểu vì sao thảm hoạ cuộc chiến tại Việt Nam lại xảy ra. “Dù được đặt vào vị trí trung tâm của bộ máy thiết lập chiến lược cho cuộc chiến, Bundy vẫn không nhận thức hết được vai trò quan trọng của ông ta trong việc ra hàng loạt quyết định đã đưa nước Mỹ đến cuộc chiến tại Việt Nam”, ông Goldstein viết.
Vào ngày 25/11/1961, 10 tháng sau khi ông Kennedy đảm nhận cương vị Tổng thống và khá lâu trước khi chiến dịch leo thang chiến tranh tại Việt Nam bắt đầu, ông Bundy đã đưa ra lời khuyên như sau : “Mỹ nên điều động một sư đoàn để tham gia các hoạt động quân sự bên trong Việt Nam khi cần thiết… Tôi không muốn đưa một sư đoàn này đến chỉ vì các mục đích uý lạo tinh thần. Tôi sẽ cho họ chiến đấu, nếu cần thiết… ”.
Khi ông Goldstein đưa cho Bundy bản ghi nhớ này hơn 3 thập kỷ sau đó, chính tác giả của nó đã ngạc nhiên. Ông ta không hề nhớ về chính những lời khuyên của mình. Bản ghi nhớ đã thể hiện rõ quan điểm diều hâu đối lập mà Bundy theo đuổi dưới thời Tổng thống Kennedy.
Ông ta và những người khác đã không đếm xỉa gì đến lời cảnh báo của Tổng thống Pháp Charles De Gaulle về kinh nghiệm đầy đau đớn của Pháp trong cuộc chiến tại Đông Dương. Chính Tổng thống De Gaulle đã khuyến cáo Mỹ cũng sẽ vấp phải thất bại tương tự nếu tiến hành cuộc chiến tại Việt Nam. Các cố vấn của chính quyền Mỹ khi đó còn bỏ qua một bằng chứng rõ ràng rằng dội bom, thực chất, chỉ càng làm cho chính quyền Hà Nội mạnh thêm lên.
Nhưng, trong suốt thời gian Tổng thống Kennedy cầm quyền, vị Tổng thống này không quan tâm đến chính những lời khuyên của các cố vấn. Tại một cuộc họp báo 8 ngày trước vụ ám sát định mệnh, ông đã đề cập đến Việt Nam. "Tôi không muốn nước Mỹ dàn quân ở đó”, ông nói. Một trong các mục tiêu của ông là “đưa binh sĩ về nước”.
Vào ngày 22/11/1963, Mỹ mới chỉ duy trì số lượng hạn chế các cố vấn quân sự tại Việt Nam. Tỉ lệ thương vong của quân đội Mỹ mới là 108. Nếu như vụ ám sát không xảy ra, nước Mỹ, có lẽ, đã tránh được viễn cảnh thất trận bẽ bàng tại Việt Nam.
Thuỷ Phương (Theo Los Angeles Time, Concord Monitor) – TVN