Các chiến sĩ Hải quân trên đảo Nam Yết

Vẫn còn đó sự khắc nghiệt mà thiên nhiên đã “ban tặng” cho Trường Sa, nhưng hôm nay quần đảo bão tố đã tràn đầy sức sống với sự xuất hiện của những vật nuôi quen thuộc như chó, lợn, gà… Nhìn những căn nhà kiên cố thấp thoáng trong màu xanh cây lá, đường bê tông thẳng tắp… cứ ngỡ như đang đi vào khu phố mới.

Sự ngỡ ngàng càng tăng lên gấp bội khi được gặp những người lính trẻ tràn đầy nhiệt huyết muốn được góp phần xây dựng quần đảo quê hương.  

° Sức sống nơi đảo xa

Cách đây vài năm, tôi được biết về sự khắc nghiệt, khó khăn của cuộc sống ở Trường Sa từ ký ức của những người lính trở về từ đảo xa. Những tài liệu về Trường Sa mà tôi có trong tay đều ghi rõ: Hàng năm quần đảo Trường Sa có tới 131 ngày có gió mạnh từ cấp 6 trở lên.

Sinh trưởng của thực vật rất khó khăn vì đất cằn cỗi, thiếu nước ngọt, gió mạnh, hơi nước mặn… Thế nhưng, đặt chân lên đảo Nam Yết, tôi thật sự ngỡ ngàng bởi cảnh và người trước mắt khác xa với những gì tôi đã hình dung về quần đảo Trường Sa trong những ngày lênh đênh trên biển.

Thấp thoáng trong mảng màu xanh của cây bàng vuông, phong ba, dừa… là những mái nhà kiên cố. Nụ cười rạng rỡ của những anh lính trẻ thay lời chào những bước chân từ đất liền. “Vớ” ngay một anh lính tíu tít chuyện trò, không ngờ lại gặp một chiến sĩ quân y người Nha Trang (Nguyễn Đức Cường nhà ở đường 23-10), đó cũng là điều may mắn vậy.

Không thể kìm hãm được ước muốn khám phá hòn đảo xanh, tôi nhờ Cường làm hướng dẫn viên. Và trên hòn đảo cảnh quan môi trường đẹp nhất nhì quần đảo Trường Sa này, tôi đã khám phá ra không ít những điều thú vị.

Đang rảo bước trên những con đường bê tông thẳng tắp, bất chợt gặp vài chú lợn ủn ỉn dạo chơi. Tưởng là lợn sổng chuồng, hỏi ra mới biết trên hòn đảo yên bình này người ta vẫn chăn nuôi theo kiểu “truyền thống”. Bây giờ, việc chăn nuôi để cải thiện đời sống đã là “chuyện thường ngày ở đảo”.

Hầu hết các đảo đều nuôi được chó, gà, lợn, thậm chí một vài đảo còn nuôi cả bò. Ở đảo Đá Tây, Bộ Thủy sản đã xây dựng một khu dịch vụ nghề cá để nuôi cá mú, cá ngựa và sắp tới sẽ là cá bớp… Nghe tưởng như chuyện cổ tích, nhưng sự thật đúng là như vậy. Sớm mai khi vẫn còn yên giấc bên anh lính quân y, bất chợt tôi bị đánh thức bởi tiếng gà gáy sáng.

Một cảm giác vừa quen vừa lạ thật khó tả. Lạ vì ở tận nơi đảo xa này vẫn nghe được tiếng gà gáy sáng; quen vì tiếng gà báo thức ấy làm tôi nhớ đến đất liền, tưởng như mình đang ở làng quê yên bình của đất Việt.

Những ngày ở quần đảo Trường Sa, điều tôi ấn tượng nhất chính là màu xanh đã trải dài gần như phủ khắp các đảo nổi như Nam Yết, Trường Sa Lớn, Song Tử Tây… Không chỉ có phong ba, bão táp, bàng vuông, Trường Sa hôm nay còn có thêm dừa, cây tra, cây nhàu…

Đặc biệt, những người lính đảo đã trồng được những vườn rau muống, rau cải xanh um. Trên đảo Trường Sa Lớn, chúng tôi thật bất ngờ khi bắt gặp một vườn bí ngô, những cây đu đủ đầy quả nằm ngay bên nhà chỉ huy đảo.

Không có những vuông đất có tường rào chắn gió như trên các đảo nổi, nhưng các đảo chìm như Tiên Nữ, Núi Le, Đá Lát, Đá Tây… cũng trồng được khá nhiều rau xanh. Rau muống, rau cải trồng trong những chậu

đất nhỏ được mang ra từ đất liền – thứ mà những người sống ở đây bảo quý như vàng. Thật kỳ diệu, sát bên mép nước đầy sóng gió, những chậu rau muống, giàn mồng tơi vẫn xanh tốt. Hình như những người lính trẻ muốn màu xanh của rau thi đua với màu xanh của nước biển nên bỏ công chăm chút từng ngày.

Hôm đến đảo Tiên Nữ, không cưỡng lại được sự quyến rũ của sức sống nơi hòn đảo nhỏ, tôi đã chụp cơ man nào là ảnh để diễn tả sự “giàu có về màu xanh” của lính đảo hôm nay, đồng thời xin một cọng rau muống ép vào sổ tay để làm kỷ niệm.

Tôi cứ tiếc ngẩn ngơ vì không đến được đảo Tốc Tan, nghe kể ở đảo này, các chiến sĩ còn trồng được cả những chậu hoa mười giờ.

Thế mới hay, người lính Việt Nam không hề lùi bước trước gian khổ, cứng rắn nhưng không kém phần lãng mạn.

° Bàn tay ta làm nên tất cả

Trường Sa hôm nay đã khác nhiều, nhưng phải đến thị trấn Trường Sa mới thấy hết sự đổi thay của làng đảo. Khi tàu HQ 996 kéo hồi còi trầm hùng chào thị trấn Trường Sa, không thể cầm lòng được, tất cả chúng tôi chạy ra mạn tàu để được nhìn ngắm thủ phủ của quần đảo Trường Sa.

Nhìn lá cờ Tổ quốc bay cao trên cột mốc chủ quyền, tự dưng lòng tôi trỗi lên niềm tự hào khó tả. Vượt qua cầu cảng vào đảo, bước đi trên những con đường thanh niên lát bê tông mà ngỡ như đang đi vào một khu phố mới. Tại đây vừa hoàn thành ngôi nhà tiếp dân khang trang để các ngư dân tạm trú khi gặp nạn trên biển.

Chúng tôi được biết, để có màu xanh trên đảo, mỗi công dân phải trồng và chăm sóc tốt 7 – 9 cây xanh/năm. Cây xanh được xem là tài sản quý của đảo, nên việc tỉa cành cây xanh phải được sự đồng ý của lãnh đạo.

Còn nhớ, ở đảo Nam Yết, Nguyễn Đức Cường đã tâm sự: “Dừa sai qu

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *