“Người lao động bị buộc phải quay về khiến chính quyền trở tay không kịp. Một khi họ quay về đông đảo sẽ khiến công việc các cấp cơ sở thêm khó khăn”, Chủ nhiệm thôn Thái Viên thuộc khu tự trị dân tộc Hmông Quý Châu cho hay. “Trước hết là vấn đề lương thực, bình quân trong thôn mỗi người chỉ có hơn 2 thước ruộng, nên lương thực sản xuất được vốn đã không đủ để một gia đình ăn. Nông dân làm thuê quay về, an ninh lương thực sẽ là một vấn đề lớn… ”

Chưa thành “làn sóng”

Phỏng vấn tại nhiều nơi ở An Huy được biết, tỉnh này hiện vẫn chưa có “làn sóng” công nhân bỏ về do khủng hoảng kinh tế làm mất việc, sức lao động thanh niên trai tráng nông thôn phần lớn vẫn đang làm việc tại vùng Giang Tô – Triết Giang – Thượng Hải. Theo dự tính của cán bộ tỉnh, khoảng thời gian đỉnh điểm người nông dân làm thuê bên ngoài trở về sẽ vẫn giống như năm trước, vào trước Tết âm lịch. Nhưng cùng lúc này, đã có một bộ phận kha khá những người nông dân làm thuê ngoài thành phố nếm trải mùi giảm lương cắt giảm việc làm tại các doanh nghiệp. Ảnh hưởng ngày càng sâu rộng của khủng hoảng kinh tế sẽ còn khiến vấn đề việc làm và ổn định cuộc sống cho người nông dân làm thuê ở bên ngoài sau Tết âm lịch phải được quan tâm sát sao hơn nữa.

Vài ngày trước, nhóm phóng viên đã tới phỏng vấn thực tế tại thôn Tân Trang, trấn Tam Thập Phủ, huyện Hinh Thượng. Chỉ nhìn thấy biển hiệu san sát gắn dọc dãy nhà hai ba tầng, nhưng nhiều cánh cửa đã đóng cửa im ỉm, thấy rõ đã lâu không có người cư ngụ. Bước vào vài ba căn vẫn còn mở cửa cũng chỉ thấy người già, phụ nữ và trẻ nhỏ ở nhà, thanh niên trai tráng đi làm công bên ngoài vẫn chưa quay về.

Hai đứa con của bà Trương Vĩnh Lan, trai làm ở Thượng Hải, gái làm ở Ninh Ba vẫn chưa thấy quay về, có điều đã thay công việc liên tục trong gần một tháng nay. “Nghe nói nhà máy cũ thua lỗ nên phải ngừng sản xuất, chúng nó lại đi tìm việc mới”. Bà Trương nói, “Mấy đứa bảo tiền công thấp quá, không muốn làm tiếp nữa, nhưng so ra còn chẳng muốn về nhà hơn. Về nhà chỉ trông vào đất, chẳng bằng đợi xem có đổi được công việc nào tốt hơn chút không.” Bí thư Chi bộ thôn Tân Trang Trần Ngọc Mẫn cũng giới thiệu, thôn có 4.184 người thì 1.000 thanh niên làm công bên ngoài. “Hiện giờ chẳng có mấy người quay về, nhưng nghe nói số người “nhảy nhà máy” nhiều lắm”.

Phóng viên lại tới một thôn khác của trấn Thập Bát Lý Phủ, thôn Cổ Điếm. Cũng giống như thôn Tân Trang, đi khắp thôn cũng không gặp mấy bóng người, phần lớn nhà vườn đều đóng cửa. Thảng hoặc gặp được một cụ già ôm cháu nhỏ ngồi hong nắng trước cửa nhà, không khí trong thôn thật tĩnh lặng. Theo chỉ dẫn của cán bộ thôn, phóng viên tìm tới Mã Cường, nông dân làm thuê bên ngoài mới bỏ việc ở Thượng Hải về để chăm vợ sinh con. Anh cũng là người nông dân làm thuê trở về nhà duy nhất của thôn cho tới nay.

Mã Cường cho hay, nhà máy điện tử anh làm việc đang giảm sản xuất, cắt việc làm do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế. “Một dây chuyền dẫn nước sáu, bảy mươi người, giờ chỉ giữ lại ba, bốn mươi người giỏi nhất, lại còn giảm tiền lương, trước cầm được gần hai ngàn, giờ chỉ kiếm được có hơn một ngàn thôi”. Theo lời anh, trong số những bạn cùng làm bị cắt việc có không ít người là đồng hương An Huy, nhưng phần lớn mọi người không vì thế mà chọn quay về nhà. “Thường thì họ đều kiếm một việc làm mới quanh đó”.

Phó Chủ tịch huyện Hinh Thượng Thôi Lê giới thiệu, đây là huyện “xuất khẩu” lao động, toàn huyện có 1,6 triệu nhân khẩu thì có 400.000 người trong độ tuổi lao động làm thuê bên ngoài, độ tuổi tập trung trong khoảng từ 25 tới 40 tuổi, chủ yếu làm việc tại khu tam giác Trường Giang (Giang Tô, Thượng Hải, Triết Giang). Theo một cuộc “điều tra gặp mặt” sinh đẻ có kế hoạch toàn huyện thực hiện từ ngày 6 – 8 tháng 11, cán bộ thôn đã phát hiện tình trạng quay về bản quán trong lớp đối tượng nông dân làm thuê bên ngoài. Theo phân tích của Thôi Lê, xem xét từ tập quán, thái độ và nhu cầu thực tế tìm việc của nông dân làm thuê, dù tạm thời mất việc, nhưng họ vẫn sẽ ở lại để tiếp tục tìm việc, không quay về quê ngay.

Tìm hiểu tại Cục Lao động và Bảo hiểm xã hội tỉnh An Huy được biết, kết của điều tra nghiên cứu chuyên biệt về vấn đề nông dân làm thuê vào giữa tháng 11 của Cục này cho thấy, hiện số lượng nông dân làm thuê bỏ về quê của toàn tỉnh không tăng đáng kể so với cùng kỳ năm trước, đồng thời cũng chưa xuất hiện làn sóng quay về bản quán trên quy mô lớn. Theo nhân viên công tác tại văn phòng của cuộc điều tra này, tình trạng “yên ắng” của nông dân làm thuê quay về hiện nay có liên quan tới hướng “xuất khẩu” lao động của tỉnh An Huy. Do gần gũi với vùng tam giác Trường Giang, phần lớn những nông dân làm thuê bên ngoài đều lựa chọn những vùng như Triết Giang, Thượng Hải, Giang Tô, trong 8,26 triệu người lưu chuyển xuyên tỉnh có tới 3,15 triệu lưu chuyển sang tam giác Trường Giang, số lượng người tới các khu vực như tam giác Châu Giang rất ít. Trong khi đó, kết cấu công nghiệp của vùng tam giác Châu Giang phụ thu
ộc nhiều hơn vào loại hình công nghiệp tập trung lao động để xuất khẩu, sóng gió khủng hoảng cũng tác động mạnh mẽ hơn tới nông dân làm thuê từ các vùng khác.

“Chính quyền ra tay không kịp”

“Người lao động bị buộc phải quay về khiến chính quyền trở tay không kịp. Một khi họ quay về đông đảo sẽ khiến công việc các cấp cơ sở thêm khó khăn”, Chủ nhiệm thôn Thái Viên thuộc khu tự trị dân tộc Hmông Quý Châu cho hay. “Trước hết là vấn đề lương thực, bình quân trong thôn mỗi người chỉ có hơn 2 thước ruộng, nên lương thực sản xuất được vốn đã không đủ để một gia đình ăn. Nông dân làm thuê quay về, an ninh lương thực sẽ là một vấn đề lớn. Cứ lấy gia đình tôi mà xét, lương thực sản xuất được trong một năm đủ để cho hai người già chúng tôi ăn, nếu giờ hai đứa con cả trai lẫn gái đi làm thuê ngoài về cả, nhiều lắm thì đủ ăn được nửa năm. Đứa con gái làm thuê ở Nghĩa Ô, Triết Giang, hai hôm trước có gọi điện thoại về nói nhà máy ngưng sản xuất rồi, đợi lĩnh lương xong sẽ về”.

“Thứ nữa, phần lớn người đi làm bên ngoài là thanh niên, sau khi về quê khó lòng tìm được đường đi ngay, lại không muốn làm nông, nhàn cư vi bất thiện, ắt sẽ trở thành những nhân tố bất ổn trong thôn”.

Theo tìm hiểu, không chỉ các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở các thành phố ven biển mới chịu ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính, các doanh nghiệp vừa và nhỏ sâu trong nội địa Quý Châu cũng bị ảnh hưởng, những người nông dan làm thuê tại các vùng này cũng phải đối mặt với cảnh ngộ thất nghiệp.

Một xưởng luyện đá ở thành phố Tôn Nghĩa do ông chủ từ Tứ Xuyên tới đầu tư, hoạt động ổn định kể từ khi được đầu tư vào năm 2004, tới nay đã thu hút hơn 400 người dân trong thôn tới làm việc, lương trung bình tháng khoảng 1.500 tệ. Từ đầu tháng 10 năm nay, doanh nghiệp bắt đầu bán đình sản, một nửa số lao động làm việc tại đó đã mất việc.

Theo cán bộ xóm Long Đường, thôn Tam Toạ, toàn xóm có 80 người làm việc tại xưởng luyện đá này, hiện đã có một nửa thất nghiệp. Khi doanh nghiệp lập xưởng đã chiếm 53 mẫu trong tổng số hơn 100 mẫu đất của thôn, đất của 68 hộ nông dân bị chiếm dụng không nhiều thì ít. Hiện giờ không làm việc được, trở lại với mảnh ruộng trồng trọt khó giải quyết được cái ăn.

Đẩy mạnh lập nghiệp tìm việc

Trước tình hình nông dân trở về quê quán này, các vùng của tỉnh Quý Châu đang tích cực thực hiện nhiều biện pháp ứng phó. Thành phố Tôn Nghĩa là một thành phố “xuất khẩu” lao động lớn của tỉnh, gần đây đã tung ra nhiều chính sách ưu đãi cho nông dân về quê lập nghiệp, trao nhiều ưu đãi về đăng ký kinh doanh, vốn, kỹ thuật, nhân lực, sức lao động, bồi dưỡng lập nghiệp, tuyển dụng nhân viên, sử dụng đất đai… Đồng thời cũng có nhiều chính sách đãi ngộ tương tự đối với nhân viên mất việc, trợ cấp thích hợp cho các đối tượng này.

Cục trưởng Cục Lao động và Bảo hiểm xã hội thành phố Tôn Nghĩa cho hay, sau nhiều năm rèn mài trong môi trường công việc, chính quyền dùng chính sách để thu hút và hướng dẫn một số nông dân làm thuê đã nắm vững một số kỹ năng chuyên môn nhất định, tích luỹ được một lượng vốn ban đầu nhất định để lập nghiệp. Bằng việc họ lập nên doanh nghiệp để thu hút việc làm cho những người dân địa phương, nhờ đó có thể giảm bớt mâu thuẫn và các vấn đề trong công tác quản lý nông thôn, nông dân sau khi về quê bị cắt giảm thu nhập… Nhưng là một chính quyền cấp thành phố, chính quyền Tôn Nghĩa không đủ lực trong việc nới rộng chu trình tiếp cận vốn lập nghiệp hay thực hiện miễn giảm thuế trong một thời hạn nhất định cho nông dân về quê lập nghiệp.

Cục trưởng cho rằng, nhà nước cần tận dụng các công cụ và biện pháp về ngân sách, thu thuế và tín dụng để hỗ trợ tích cực có hiệu quả cho nông dân về quê lập nghiệp. Theo đặc trưng phát triển kinh tế xã hội, vị trí địa lý, tài nguyên thiên nhiên, môi trường nhân văn của từng vùng khác nhau để thực hiện các chính sách về thuế khoá, tiền tệ và tài chính khác nhau trong cùng một ngành sản xuất ở các vùng khác nhau.

Nhưng trong đội quân lao động hùng hậu, số lượng người có đủ thực lực kinh tế và năng lực để lập nghiệp chỉ là thiểu số. Hiện thời, nông dân làm thuê trở về là do bị buộc phải làm như vậy, sau khi về quê một thời gian sẽ khó tìm được đường ra, phần lớn đều mang tâm trạng hi vọng và chờ đợi. Trong thành phố tuy đã tung ra những chính sách có liên quan, nhưng số lượng người có thể lập nghiệp được là rất ít.

Viện trưởng Viện Phát triển nông thôn – Viện Khoa học xã hội Quý Châu cho rằng, một bộ phận lớn nông dân làm thuê trở về xét từ góc độ ngắn hạn sẽ làm xuất hiện một số vấn đề. Nhưng về dài hạn, nếu chính qu
yền nhận thức được đầy đủ, tích cực dẫn dắt, nông dân trở về không hẳn đã là một việc xấu. Trung ương Trung Quốc đã đề xuất xây dựng nông thôn mới, lâu nay nông thôn Trung Quốc vẫn tồn tại vấn đề sức lao động thiếu hụt. Nay sức lao động đã trở về, chính quyền cần tích cực bồi dưỡng cho nông dân đủ sức phát triển nông thôn, giúp đỡ họ có lòng tin và xây dựng quê hương, kết hợp hai nguồn tài nguyên là đầu tư chính quyền và sức lao động nông thôn, điều động đầy đủ tính tích cực và sáng tạo của họ, xây dựng quê hương mình, xây dựng nông thôn mới.

Tường Châu – Theo báo Tham khảo kinh tế – Vietimes

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *