Mark Lynas. Ảnh : NationalGeographic

– Tình huống tồi tệ nhất mà thay đổi khí hậu có thể tác động lên trái đất là gì?

Khả năng xấu nhất là nhiệt độ trái đất có thể tăng lên hơn 6 độ vào cuối thế kỷ này, làm cho phần lớn hành tinh không còn thích hợp cho con người và các loại sinh vật tự nhiên khác sinh sống.

Vì vậy, nếu chúng ta để tình hình đi xa đến mức đó, chúng ta sẽ rơi vào một vực thẳm khủng khiếp. Nó sẽ làm cho trái đất nóng hơn so với suốt 10 triệu năm qua, vì vậy khó có thể nhận ra được hành tinh này đang như thế nào vào thời điểm này. Chúng ta sẽ bắt đầu quá trình biến thành một hành tinh như sao Kim.

– Theo ông, thế nào là một chiến lược truyền thông hiệu quả để mọi người hiểu biết nhiều hơn về biến đổi khí hậu?

Mọi người đã nghe quá nhiều những thông tin về tất cả các vấn đề về môi trường sinh thái. Vấn đề không chỉ là cho họ biết sự thật, mà phải thiết lập được một mức độ ưu tiên đối với vấn đề này. Nhất là khi chúng ta có những cách sống rất khác nhau, chúng ta thải ra lượng các-bon rất khác nhau và chúng ta cũng đang tạo ra những vấn đề về môi trường sinh thái rất khác nhau.

Tuy nhiên, về cơ bản, nếu các phương tiện truyền thông có thể giúp chúng ta hiểu biết hơn về các-bon, và giúp chúng ta chú tâm hơn tới hàng loạt những thông tin này thì điều đó thật sự tốt. Để môi trường được chú ý hơn, Chính phủ Anh đang cố gắng tạo ra một công cụ đo lường lượng các-bon trực tuyến, một công cụ chuẩn công nghiệp. Công cụ này còn có khoảng 70 vấn đề cần xem xét, nhưng có lẽ đây là phương pháp tốt nhất để đo lượng các-bon chúng ta thải ra. Các quốc gia khác cũng nên xem xét làm theo hoặc tìm những cách thích hợp.

Thời gian vẫn trôi đi trong khi con người vẫn nghĩ rằng chỉ cần tái chế là đủ, và rằng họ đã làm hết trách nhiệm của mình khi vứt chai lọ cho những người thu lượm rác hàng tuần. Con người đã nhận ra rằng máy bay là một thiết bị không tốt, và sử dụng ô-tô là không thực sự cần thiết, nghĩa là thông tin đang dần dần được tiếp nhận.

Tuy nhiên, chưa có nhiều thông tin nói cho mọi người biết họ có thể làm gì với ngôi nhà của mình – làm cho ngôi nhà của bạn thoải mái hơn và thân thiện hơn với môi trường nhưng lại cực kì rẻ tiền, có lẽ chúng ta nên coi đây là một việc cần ưu tiên.

Nạn nhân tại Cyclone Nargis đứng giữa mưa và dòng nuớc chảy xiết, đợi sự tiếp tế, cứu trợ từ chính quyền Myama.

Toàn cảnh sau trận hụt tại Gonaives, Haiti (3/9/2008)

Một thanh niên đang lướt sóng trên đường phố Venice, gần quảng trường San Macro trong trận lụt lên cao đến 1,56 m tại đây (2/12/2008)

– Tôi biết ông là một nhà hoạt động vì môi trường, song tôi vẫn muốn hỏi : Đâu là nguyên nhân khiến ông chứng minh rằng biến đổi khí hậu là do con người chứ không phải chỉ là một hiện tương tự nhiên?

Có rất nhiều bằng chứng cho thấy không nghi ngờ gì, hiện tượng nóng lên toàn cầu là do nguyên nhân con người. Đầu tiên, chúng ta đều biết hành tinh này đang nóng dần lên, và chúng ta biết rằng nguyên nhân chính là do lượng khí nhà kính ngày càng tăng, đặc biệt là khí CO2, trong suốt một thế kỷ qua.

Đối với những biến đổi khác mà chúng ra hoàn toàn có thể quan sát được cũng vậy, cũng khớp với những nguyên nhân về mặt lý thuyết mà chúng ta có thể thấy. Nếu bạn đưa những số liệu này vào máy tính và không thể khớp những hiện tương nóng lên mà chúng ta quan sát được với những nhân tố tự nhiên, bạn sẽ thấy mặt trời, núi lửa và những nhân tố tự nhiên khác không thể giải thích được hiện tượng nóng lên toàn cầu một cách cơ bản.

Chúng ta cũng biết về môn cổ khí hậu học, hay là khoa học nghiên cứu về khí hậu trong quá khứ, và thấy rằng khí CO2 là một trong những chỉ số quan trọng điều chỉnh khí hậu trên hành tinh – nó đã điều hoà nhiệt độ của hành tinh trong hành chục, hàng ngàn, hàng triệu năm qua. Vì vậy, bằng cách xem xét lại những bằng chứng xung quanh mình, chúng ta sẽ có những nhận thức đối với vấn đề này, và nhờ đó tính toán được sự khác nhau giữa những tác động của tự nhiên và những tác động do con người gây ra.

– Ông có nghiên cứu về những tác động của thay đổi khí hậu ở Việt Nam không? Nếu có, ông đã nghiên cứu những yếu tố gì? Ông dự đoán thể nào về thay đổi khí hậu ở Việt Nam?

Hà Nội lụt : Nhân tai cộng với thiên tai (Ảnh VNN)

Việt Nam là một quốc gia nằm ở vùng nhiệt đới, luôn là nơi đón nhận những cơn bão nhiệt đới, vì vậy, nếu chúng ta nhìn vào số lượng các cơn bão ngày càng tăng, và mức độ tàn phá cũng ngày càng tăng, thì rõ ràng Việt Nam đang chịu tác động của những yếu tố như tốc độ gió ngày càng mạnh và những hậu quả khủng khiếp mà nó mang lại.

Điều gì đang xảy ra với gió mùa ở châu Á là việc còn phải bàn, và tác động lên những con sông như sông Mekong vẫn cần phải tiếp tục quan sát, vì những trận hạn hán ở các vùng nhiệt đới cũng có thể sẽ trở nên ngày càng thường xuyên hơn, do những thay đổi gần đây ở các đại dương như Thái Bình Dương, hiện tượng El Niño và những gì tương tự.

Việt Nam cũng có rất nhiều vùng đất thấp và các vùng châu thổ rộng lớn, vì vậy, mực nước biển dâng cao sẽ có những tác động lớn, đặc biệt những vùng này lại là những nơi đất đai màu mỡ. Có thể nói rằng Việt Nam là một trong những nước nằm ở top đầu bị ảnh hưởng bởi hiện tượng trái đất nóng lên và cần phải có những điều chỉnh phù hợp.

– Đối với những nước như Việt Nam, “thích nghi” có lẽ là giải pháp hiệu quả nhất đối với thay đổi khí hậu. Ông có ý kiến thế nào về điều này?

Thích nghi không phải là giải pháp, đó là một cách trải qua những tác động này mà không mất mát quá nhiều về sinh mạng cũng như tàn phá quá nhiều về kinh tế. Vì vậy đương nhiên là với các nước nghèo và các nước đang phát triển, thích nghi phải là cách phản ứng đầu tiên và trước hết, nhất là khi phần lớn lượng khí thải đâu phải là đến từ những nước như Việt Nam, mà là đến từ những nơi như Mỹ và những nước phát triển, trong đó châu Á cũng đang đóng góp ngày càng nhiều. Vì vậy, thích nghi với những tác động này sẽ vẫn tiếp tục là việc quan trọng nhất phải làm.

– Như ông đã biết, Việt Nam không phải là một nước giàu, trong khi các biện pháp giảm khí thải CO2 lại rất đắt đỏ. Vậy những nước như Việt Nam nên làm gì trong cuộc chiến chống lại hiện tượng nóng lên toàn cầu?

Việc giảm khí CO2 sẽ khó khăn hơn nhiều đối với các nước đang phát triển, nhưng việc phát triển song song với giảm lượng khí thải cũng là vì lợi ích của chính các nước đang phát triển – đặc biệt là những nước dựa phần lớn vào sản xuất, vì nhân loại nói chung sẽ phải cạn dần nhiên liệu hoá thạch.

Đến giai đoạn này, việc phát triển một nền kinh tế dựa vào nhiên liệu hoá thạch sản sinh quá nhiều khí thải là một việc vô ích. Tất cả các nước đều cần phát triển, nhưng không phải để tạo ra khí thải, mà là để tìm ra những năng lượng mới.

Hãy xem xét các nước nhiệt đới, nơi có nhiều tài nguyên năng lượng mặt trời, hơi nước và nhiều loại khác, tại sao không tăng cường đầu tư vào chúng và tham gia vào những tranh luận quốc tế về việc đầu tư cho sự thích nghi. Có nhiều nước đã làm được, nhưng vẫn cần có những thoả thuận, rằng những nước giàu trả tiền cho những thiệt hại mà họ gây ra, cũng có nghĩa là tái đầu tư cho sự thích nghi của những nước như Việt Nam.

Tuần Việt Nam – Yoosk

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *