(TuanVietNam) – Tiếp theo năm 2008, tháng đầu tiên của năm Kỷ Sửu, tình hình thế giới tiếp tục phả hơi nóng rừng rực cả về kinh tế lẫn chính trị, an ninh, cho thấy không chỉ tháng Giêng, mà cả năm 2009 thế giới sẽ chẳng êm ả chút nào, và Việt Nam chúng ta không thể không tính đến trong công việc của mình.
Lúc này mọi nhà đang rộn ràng đón Xuân sang, chẳng mấy ai để tâm đến nhân tình thế thái trên thế gian. Thế nhưng chúng ta không thể sống như trên hòn đảo biệt lập, muốn hay không vẫn phải quan tâm đến những gì diễn ra trên thế giới.
Chắc mọi người đều cảm nhận thấy rằng, tiếp theo năm 2008, tháng đầu tiên của năm 2009 tiếp tục phả hơi nóng rừng rực cả về kinh tế lẫn chính trị, an ninh.
Kinh tế thế giới : dấu hiệu chẳng lành
Nền kinh tế thế giới vốn chao đảo suốt năm qua chẳng những chưa hề có dấu hiệu xoay chiều, mà còn đối mặt với nhiều tín hiệu chẳng lành. Bất chấp hàng nghìn tỷ đô-la, euro, bảng, yên, rúp, nhân dân tệ… được tung ra để cứu vãn các ngân hàng, các doanh nghiệp khỏi đổ bể; thuế suất, lãi suất được kéo xuống liên tục để kích cả cầu lẫn cung, nhưng các nền kinh tế phát triển nhất vẫn lún sâu vào suy thoái, tốc độ tăng trưởng "thần kỳ" của các nền kinh tế mới nổi cũng bị kìm lại, nhiều doanh nghiệp bị đóng cửa, hàng triệu người mất công ăn việc làm.
![]() |
![]() |
Với khó khăn hiện nay, liệu tình trạng những hàng dài người thất nghiệp ở Mỹ trong đại suy thoái có trở lại? Ảnh : Time |
Bồi vào sức nóng của lò lửa kinh tế là những lò lửa chính trị, quân sự, trong đó, nóng nhất là cuộc chiến ở dải Gaza bùng phát vào những ngày cuối năm cũ khi Israel tiến công ồ ạt vào khu vực này do lực lượng Hamas quản lý.
Đây là cuộc chiến thứ 9 ở khu vực Trung Cận Đông trong 60 năm qua kể từ khi Nhà nước Israel chào đời. Nguyên do trực tiếp của cuộc chiến lần này là Israel muốn tiêu diệt tận gốc lực lượng Hamas thường xuyên bắn tên lửa vào phía Nam Israel.
Tuy nhiên, nguồn gốc thực sự lại nằm trong mớ bòng bong những mâu thuẫn sắc tộc, tôn giáo, chính trị, kinh tế tồn tại từ lâu cùng những nhân tố mang tính thời điểm ở bên trong và bên ngoài khu vực. Về lịch sử, mấy nghìn năm qua, mảnh đất này luôn luôn là địa bàn tranh chấp không gian sinh tồn giữa nhiều tộc người, nhất là giữa người A-rập và Do Thái. Kết quả là người Do Thái phải tha phương cầu thực khắp nơi trên thế giới. Sau Chiến tranh Thế giới thứ hai, do sự xếp đặt của các nước lớn, một Nhà nước của người Do Thái được thành lập vào năm 1948.
Sự kiện ấy cùng các cuộc chiến tranh liên miên sau đó đã đẩy hàng triệu người Palestine trở thành dân tị nạn, làm cho các mâu thuẫn sắc tộc âm ỉ từ lâu càng thêm gay gắt. Nơi đây còn là cái nôi của ba tôn giáo lớn là đạo Hồi, đạo Do Thái và đạo Thiên chúa. Những sự khác biệt, kỳ thị về tín ngưỡng càng đào sâu thêm hố ngăn cách giữa họ với nhau.
![]() |
Nóng nhất là cuộc chiến ở dải Gaza. Ảnh : populistamerica.com |
Bên cạnh đó, khu vực này có vị trí cực kỳ quan trọng về địa – chính trị và địa – kinh tế vì nằm ở ngã ba đường từ châu Âu qua Địa Trung Hải ra Ấn Độ Dương và sang châu Phi, là túi dầu lửa lớn nhất thế giới, cung cấp cho cả hành tinh. Với vị trí đặc biệt như vậy, từ xưa tới nay, khu vực này luôn luôn là địa bàn tranh chấp ác liệt giữa các nước lớn.
Ngoài những nguyên nhân lâu dài, sâu xa nói trên, cuộc chiến lần này còn liên quan tới một loạt nhân tố mang tính thời sự, trong đó có nhân tố nội bộ ở cả hai bên. Ở Israel, vị trí của Thủ tướng Olmert bị lung lay dữ dội do những bê bối tài chính và Israel đang bước vào cuộc vận động tranh cử mới.
Bà Ngoại trưởng Tzipi Livni thuộc Đảng cầm quyền Kadima phải đối mặt với nhiều Đảng phái khác, trong đó có Đảng Likud vốn chủ trương có thái độ cứng rắn đối với lực lượng Hamas. Một hành động mạnh tay sẽ hỗ trợ đắc lực cho cuộc tranh cử của cả bà Livni lẫn Bộ trưởng Quốc phòng Barak, thủ lĩnh Đảng Lao động.
Các lực lượng Palestine cũng không đồng nhất. Phái Fatath của Tổng thống Abbas thường chủ hoà và đã có nhiều nỗ lực để tìm kiếm một giải pháp chính trị. Ngược lại, Hamas không chấp nhận sự tồn tại của Nhà nước Do Thái và luôn chủ chiến, do đó bị nhiều nước tẩy chay, bao vây cô lập, đẩy nhân dân Gaza vào cảnh khốn cùng. Tiếc thay, thế giới A-rập cũng bị chia rẽ sâu sắc về phương hướng giải quyết xung đột và không thể có tiếng nói đồng nhất.
Một điều đáng chú ý nữa là cuộc chiến nổ ra đúng lúc ở Mỹ diễn ra sự chuyển giao quyền lực giữa Bush và Obama. Cuộc chiến bùng nổ đặt chính quyền mới trước sự chọn lựa khó khăn : nghiêng về phía Israel thì lấn cấn với thế giới A-rập nói riêng và thế giới Hồi giáo nói chung; né tránh cục diện này thì sẽ chịu sức ép của cộng đồng Do Thái ở trong nước vốn có ảnh hưởng rất lớn ở Mỹ.
Sau gần một tháng tiến công mạnh mẽ ở cả trên không lẫn trên bộ, Israel tạm thời ngừng bắn (không biết có phải nhân lễ nhậm chức của ông Obama sắp diễn ra 2 ngày sau và do sức ép của cộng đồng quốc tế, kể cả Liên hợp quốc hay không?). Tiếp đó, Hamas cũng tuyên bố ngừng bắn và cả hai bên đều tuyên bố thắng lợi, chỉ có hơn 1.000 người dân vô tội là thiệt thòi. Lò lửa Gaza chưa hề bị dập tắt, mà sẽ tiếp tục âm ỉ cháy và sẽ bùng phát vào bất kỳ lúc nào vì những nguyên nhân đưa tới xung đột vẫn còn nguyên.
Cuộc chiến khí đốt giữa Nga và Ukraine
![]() |
Cuộc chiến khí đốt giữa Nga và Ukraine vẫn tiếp tục phả hơi nóng. Ảnh : priceofoil.org. |
Bước vào năm mới, một cuộc chiến nữa đã phả hơi nóng ra cả châu Âu giữa mùa Đông lạnh giá. Đó là cuộc chiến khí đốt giữa Nga và Ukraine. Đây không phải là lần đầu nổ ra tranh chấp giữa hai quốc gia vốn có quan hệ gần gũi từ bao đời nay. Tuy nhiên lần này lên tới đỉnh điểm khi Nga cắt nguồn cung cấp khí đốt cho Ukraine. Tiếp đó, khí đốt của Nga qua Ukraine đưa sang châu Âu cũng bị gián đoạn do sự trục trặc giữa hai nước, đẩy châu Âu, nhất là các nước Đông Nam Âu vào cơn khốn khó.
Về kinh tế thì nguồn gốc của cuộc khủng hoảng bắt nguồn từ chỗ Nga yêu cầu Ukraine phải trả hết nợ cũ, và từ nay về sau phải thanh toán theo giá thị trường giống như các nước châu Âu khác. Ngược lại, Ukraine không chịu và đòi Nga phải nâng tiền thanh toán phí vận chuyển qua Ukraine lên mức cao hơn.
Thế nhưng có lẽ câu chuyện không chỉ có vậy, mà nằm ở những lý do chính trị. Số là sau cuộc "cách mạng màu da cam", giới cầm quyền Ukraine, nhất là Tổng thống Youchenko, theo đuổi một chính sách không thân thiện với Nga, tìm mọi cách gia nhập Liên minh châu Âu và NATO, thậm chí đã hỗ trợ cho cả Tổng thống Georgie Sakachvili trong cuộc chiến với Nga xung quanh vùng Nam Osetia làm cho Nga rất bất bình.
Nội bộ Ukraine lại đang lục đục, kể cả giữa 2 đồng minh thân cận trong "cách mạng mầu da cam" là Tổng thống Youchenko và Thủ tướng Timochenko. Mặt khác, Ukraine lại đang lâm vào tình thế hiểm nghèo do tác động của cuộc khủng hoảng toàn cầu.
Chỉ sau cuộc gặp của Thủ tướng hai nước vào ngày 17/1 và dưới sức ép của EU tuyên bố sẽ kiện hai nước ra toà, nguồn khí đốt tạm thời mới được cung cấp trở lại. Nga chấp nhận trong năm nay bán khi đốt cho Ukraine rẻ hơn giá bán cho châu Âu 20%, nhưng từ sang năm sẽ bán theo giá bán cho châu Âu. Cuộc chiến khí đốt này sẽ để lại không ít hậu quả chính trị và kinh tế.
Hố ngăn cách giữa hai nước càng sâu thêm, hình ảnh và quan hệ của cả hai nước trong con mắt châu Âu bị sứt mẻ. Châu Âu sẽ phải chăm lo nhiều hơn tới an ninh năng lượng của mình, mặt khác càng phải tính đến Nga nhiều hơn trong quan hệ với Ukraine. Các bên chịu thiệt hại không nhỏ về kinh tế, và sẽ còn phải tung ra nhiều tiền của để xây dựng các con đường dẫn khí khác qua Hắc hải và biển Ban-tích để tránh lặp lại những trục trặc tương tự.
Obama chính thức nhậm chức Tổng thống thứ 44 của Hợp chủng quốc Hoa kỳ
Bước vào năm mới, một cuộc chiến nữa đã phả hơi nóng ra cả châu Âu giữa mùa Đông lạnh giá. Đó là cuộc chiến khí đốt giữa Nga và Ukraine. Đây không phải là lần đầu nổ ra tranh chấp giữa hai quốc gia vốn có quan hệ gần gũi từ bao đời nay. Tuy nhiên lần này lên tới đỉnh điểm khi Nga cắt nguồn cung cấp khí đốt cho Ukraine. Tiếp đó, khí đốt của Nga qua Ukraine đưa sang châu Âu cũng bị gián đoạn do sự trục trặc giữa hai nước, đẩy châu Âu, nhất là các nước Đông Nam Âu vào cơn khốn khó. Về kinh tế thì nguồn gốc của cuộc khủng hoảng bắt nguồn từ chỗ Nga yêu cầu Ukraine phải trả hết nợ cũ, và từ nay về sau phải thanh toán theo giá thị trường giống như các nước châu Âu khác. Ngược lại, Ukraine không chịu và đòi Nga phải nâng tiền thanh toán phí vận chuyển qua Ukraine lên mức cao hơn. Thế nhưng có lẽ câu chuyện không chỉ có vậy, mà nằm ở những lý do chính trị. Số là sau cuộc "cách mạng màu da cam", giới cầm quyền Ukraine, nhất là Tổng thống Youchenko, theo đuổi một chính sách không thân thiện với Nga, tìm mọi cách gia nhập Liên minh châu Âu và NATO, thậm chí đã hỗ trợ cho cả Tổng thống Georgie Sakachvili trong cuộc chiến với Nga xung quanh vùng Nam Osetia làm cho Nga rất bất bình. Nội bộ Ukraine lại đang lục đục, kể cả giữa 2 đồng minh thân cận trong "cách mạng mầu da cam" là Tổng thống Youchenko và Thủ tướng Timochenko. Mặt khác, Ukraine lại đang lâm vào tình thế hiểm nghèo do tác động của cuộc khủng hoảng toàn cầu. Chỉ sau cuộc gặp của Thủ tướng hai nước vào ngày 17/1 và dưới sức ép của EU tuyên bố sẽ kiện hai nước ra toà, nguồn khí đốt tạm thời mới được cung cấp trở lại. Nga chấp nhận trong năm nay bán khi đốt cho Ukraine rẻ hơn giá bán cho châu Âu 20%, nhưng từ sang năm sẽ bán theo giá bán cho châu Âu. Cuộc chiến khí đốt này sẽ để lại không ít hậu quả chính trị và kinh tế. Hố ngăn cách giữa hai nước càng sâu thêm, hình ảnh và quan hệ của cả hai nước trong con mắt châu Âu bị sứt mẻ. Châu Âu sẽ phải chăm lo nhiều hơn tới an ninh năng lượng của mình, mặt khác càng phải tính đến Nga nhiều hơn trong quan hệ với Ukraine. Các bên chịu thiệt hại không nhỏ về kinh tế, và sẽ còn phải tung ra nhiều tiền của để xây dựng các con đường dẫn khí khác qua Hắc hải và biển Ban-tích để tránh lặp lại những trục trặc tương tự.
![]() |
Obama đã biến chính trị thành ngày hội của con người. Ảnh : time.com |
Một sự kiện lớn không thể không nói đến trong tháng Giêng là việc ông Obama chính thức nhậm chức Tổng thống thứ 44 của Hợp chủng quốc Hoa kỳ. Đây quả là sự kiện lịch sử của nước Mỹ vì lần đầu tiên một người da mầu được chọn làm ông chủ Nhà trắng. Vả lại, sau những thất bại nặng nề, toàn diện của người tiền nhiệm là Tổng thống Bush, nước Mỹ sẽ buộc phải thay đổi sâu sắc về nhiều mặt. Còn quá sớm để đánh giá về những thay đổi đó. Qua những tuyên bố ban đầu của bản thân ông Obama và các đồng sự thì có thể thấy :
Về nội bộ, ưu tiên hàng đầu sẽ là tìm cách thoát ra khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế trầm trọng hiện nay. Khác với ông Bush tập trung cứu vãn hệ thống tài chính-ngân hàng và các ông chủ tài phiệt. Obama sẽ cắt giảm thuế và tung ra hàng nghìn tỷ đô-la để kích cầu nội địa, hỗ trợ tầng lớp trung lưu và tạo công ăn việc làm.
Về đối ngoại, chính quyền mới chắc sẽ phải chuyển từ "bàn tay sắt" sang "bàn tay nhung", từ "ngoại giao cứng" sang "ngoại giao mềm", từ "chủ nghĩa đơn phương" sang "chủ nghĩa đa phương". Thoát ra khỏi cuộc chiến Iraq hao người tốn của để tập trung vào cuộc chiến ở Afghanistan. Tìm cách tháo gỡ mớ bòng bong trong quan hệ quốc tế mà nước Mỹ đã sa vào, từ quan hệ với Nga, Trung quốc, Cuba, Mỹ La-tinh… đến cuộc xung đột giữa Israel với Hamas, vấn đề hạt nhân với cả Iran lẫn Triều Tiên…
Chỉ ba sự kiện nêu trên đã cho thấy không chỉ tháng Giêng mà cả năm 2009, tình hình thế giới sẽ chẳng êm ả chút nào và Việt Nam chúng ta không thể không tính đến trong công việc của mình.
Hồ Vũ – Theo TVN