Mỗi khi năm hết Tết đến, các phương tiện thông tin đại chúng, trong đó có VietNamNet lại tổ chức bình chọn 10 sự kiện nổi bật trong năm. Tuy nhiên, đối với năm 2008, con số "10" quá chật hẹp, khó bề thâu tóm hết các sự kiện điển hình. Đặc điểm nổi bật của bức tranh toàn cảnh năm nay là các gam mầu lạnh có phần chiếm ưu thế. Chờ đón điều gì ở 2009 trước mắt?

2008 : Thế giới biến động và cơ hội tái cơ cấu nền kinh tế

Tình hình thị trường thường được minh họa bằng gương mặt của các nhân viên môi giới trên sàn giao dịch vò đầu bứt tóc. Thị trường càng điên đảo, các bức ảnh càng sinh động. (Ảnh AFP)

 
Chắc rằng đứng đầu trong các sự kiện được nhất trí bình chọn là cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu kéo theo sự suy thoái kinh tế ở nhiều quốc gia, trước hết là ở các nước công nghiệp phát triển nhất như Hoa Kỳ, Nhật Bản, châu Âu.

Khác cuộc khủng hoảng tài chính năm 1997 khởi thuỷ ở Thái Lan – một nền kinh tế không lớn lắm và sức nóng của nó lan toả ra châu Á là chính, khủng hoảng lần này bùng phát ngay trong lòng nền kinh tế lớn nhất toàn cầu và ở ngay trung tâm hệ thống tài chính – tiền tệ thế giới là phố Wall. Vì vậy, nó gây nên những chấn động rộng lớn, mạnh mẽ và đưa tới những hệ luỵ sâu sắc hơn nhiều.

Rõ ràng trong thời đại toàn cầu hoá và công nghệ thông tin phát triển tới trình độ cao, đồng tiền không còn giữ nguyên bản chất ban đầu của nó mà có cuộc sống riêng với giá trị lớn gấp hàng trăm lần giá trị của hàng hoá; chúng được chuyển dịch với khối lượng khổng lồ và với tộc độ cực đại trên mạng giao dịch toàn cầu không ai kiểm soát nổi. Khi một mắt xích bị đứt thì cả hệ thống sụp đổ tan tành, gây thiệt hại hàng nghìn tỷ đô-la Mỹ.

Cuộc khủng hoảng lần này không chỉ mang tính chu kỳ theo quy luật của nền kinh tế thị trường, mà có tầm vóc như cuộc đại suy thoái 1929 – 1933. Nó báo hiệu sự phá sản của học thuyết kinh tế do Tổng thống Hoa Kỳ Reagan (được gọi là Reaganomic) và bà Thủ tướng Anh Thatcher khởi xướng, từ bỏ học thuyết Keynes vốn cổ vũ cho vai trò điều tiết của nhà nước, chuyển sang "phi điều tiết hoá" (deregulation), tư nhân hoá, thúc đẩy thị trường tự do, chuyển từ trọng cung sang trọng cầu.

Không còn trông đợi ở "bàn tay vô hình vạn năng của thị trường", các nhà nước đều phải nhảy vào trận, tung ra hàng ngàn tỷ đồng, mua lại cổ phần, cổ phiếu để cứu nguy các ngân hàng, doanh nghiệp.

Thậm chí người ta lại quan tâm sâu sắc tới tác phẩm Tư bản luận của Marx, có người còn nói đến "sự trở lại của CNXH ở châu Âu". Tuy nhiên, chưa thể biết được liệu có xuất hiện học thuyết kinh tế gì mới và hình thù của nó ra sao; đồng thời còn quá sớm và quá đơn giản nếu nghĩ tới sự cáo chung của CNTB vì không phải một lần nó tự điều chỉnh để thích nghi với tình hình đã biến đổi.

Một trong những sự điều chỉnh quan trọng sẽ là quá trình cơ cấu lại nền kinh tế cả về sản xuất kinh doanh lẫn chính sách. Trong sự cộng hưởng với những biến động lớn về khí hậu toàn cầu, giá cả dầu khí và lương thực, cuộc suy thoái lần này sẽ thúc đẩy các ngành công nghệ tiết kiệm năng lượng, thân thiện với môi trường phát triển giống như sau cuộc khủng hoảng dầu lửa vào những năm 70 – 80 thế kỷ trước.

Chủ trương khuyến khích tiêu dùng vô độ, nới lỏng tiền tệ chắc phải được điều chỉnh lại. Không loại trừ khả năng sẽ xuất hiện nhiều biện pháp bảo hộ mậu dịch công khai hoặc trá hình cho dù người ta vẫn ra sức cổ súy cho việc nối lại Vòng đàm phán Doha.

Hệ thống tài chính – tiền tệ sẽ được cơ cấu lại ở cả cấp độ từng quốc gia lẫn toàn cầu; hệ thống Bretton Wood chắc sẽ được cải tổ. Còn nó sẽ được cải tổ thế nào thì còn phải chờ xem vì chắc chắn cuộc mặc cả sẽ diễn ra rất gay gắt. Một điều có thể thấy ngay là trong thời "hậu khủng hoảng", vai trò của Hoa Kỳ không còn như trước, vai trò của các nền kinh tế mới nổi sẽ được tính đến nhiều hơn.

2008 : Xáo động lớn trên bàn cờ chính trị thế giới

Về chính trị thì năm 2008 cũng là năm đặc biệt với những sự thay đổi, xáo động ở nhiều nước. Tổng thống Bush rời Nhà Trắng với một hồ sơ đầy những thất bại nặng nề cả về chính trị đối nội và đối ngoại, kinh tế – tài chính lẫn quân sự.

Nước Mỹ sa lầy trong hai cuộc chiến ở Iraq và Apganistan, chiến lược "đơn phương", "đánh đòn phủ đầu" bị phá sản, cuộc dàn xếp Anapolis về một giải pháp cho cuộc xung đột ở Trung Đông bị nhấn chìm trong khói lửa của cuộc chiến mới ở dải Gaza ngay vào những ngày cuối năm. Cuộc đàm phán 6 bên về phi hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên chưa có đường thoát, hơn thế nữa, quan hệ hai miền Triều Tiên lại trở nên căng thẳng… Trong bối cảnh ấy, người ta thậm chí còn nói tới sự đi xuống của nước Mỹ với tư cách là một siêu cường.

Dù gì đi nữa thì sự kiện ông Barack Obama – một người trẻ tuổi da mầu lần đầu tiên sắp bước vào Nhà Trắng chắc chắn sẽ được các phương tiện thông tin đại chúng các nước xếp vào hàng các sự kiện nổi bật nhất không những trong năm 2008, mà cả trong lịch sử của Hợp chủng quốc Hoa Kỳ!

Điều đó chứng tỏ trong tâm tư của người Mỹ đã có sự chuyển biến sâu sắc và nhu cầu "thay đổi" – khẩu hiệu tranh cử của ông Obama phản ánh nguyện vọng mạnh mẽ của công chúng đã chán ngấy những chính sách không được lòng dân của ông Bush.

Trong khi đó, ở một cường quốc khác là Liên bang Nga đã diễn ra sự thay đổi khá suôn sẻ người đứng đầu Nhà nước với chiếc xe song mã : ông Medvedev vào điện Kremlin làm Tổng thống,
ông Putin lên làm Thủ tướng. Tuy nhiên cặp đôi này phải đối mặt với hai thử thách về đối nội và đối ngoại.

Việc giá dầu – một sản phẩm chủ lực của nước Nga đã góp phần đưa kinh tế nước Nga tăng trưởng đáng kể và gia tăng nguồn dự trữ ngoại tệ trong những năm qua – bỗng dưng tụt dốc không phanh đi đôi với cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu đã đặt nền kinh tệ – tài chính nước Nga trước những thách thức không nhỏ.

Chắc rằng đứng đầu trong các sự kiện được nhất trí bình chọn là cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu kéo theo sự suy thoái kinh tế ở nhiều quốc gia, trước hết là ở các nước công nghiệp phát triển nhất như Hoa Kỳ, Nhật Bản, châu Âu. Khác cuộc khủng hoảng tài chính năm 1997 khởi thuỷ ở Thái Lan – một nền kinh tế không lớn lắm và sức nóng của nó lan toả ra châu Á là chính, khủng hoảng lần này bùng phát ngay trong lòng nền kinh tế lớn nhất toàn cầu và ở ngay trung tâm hệ thống tài chính – tiền tệ thế giới là phố Wall. Vì vậy, nó gây nên những chấn động rộng lớn, mạnh mẽ và đưa tới những hệ luỵ sâu sắc hơn nhiều. Rõ ràng trong thời đại toàn cầu hoá và công nghệ thông tin phát triển tới trình độ cao, đồng tiền không còn giữ nguyên bản chất ban đầu của nó mà có cuộc sống riêng với giá trị lớn gấp hàng trăm lần giá trị của hàng hoá; chúng được chuyển dịch với khối lượng khổng lồ và với tộc độ cực đại trên mạng giao dịch toàn cầu không ai kiểm soát nổi. Khi một mắt xích bị đứt thì cả hệ thống sụp đổ tan tành, gây thiệt hại hàng nghìn tỷ đô-la Mỹ. Cuộc khủng hoảng lần này không chỉ mang tính chu kỳ theo quy luật của nền kinh tế thị trường, mà có tầm vóc như cuộc đại suy thoái 1929 – 1933. Nó báo hiệu sự phá sản của học thuyết kinh tế do Tổng thống Hoa Kỳ Reagan (được gọi là Reaganomic) và bà Thủ tướng Anh Thatcher khởi xướng, từ bỏ học thuyết Keynes vốn cổ vũ cho vai trò điều tiết của nhà nước, chuyển sang "phi điều tiết hoá" (deregulation), tư nhân hoá, thúc đẩy thị trường tự do, chuyển từ trọng cung sang trọng cầu. Không còn trông đợi ở "bàn tay vô hình vạn năng của thị trường", các nhà nước đều phải nhảy vào trận, tung ra hàng ngàn tỷ đồng, mua lại cổ phần, cổ phiếu để cứu nguy các ngân hàng, doanh nghiệp. Thậm chí người ta lại quan tâm sâu sắc tới tác phẩm của Marx, có người còn nói đến "sự trở lại của CNXH ở châu Âu". Tuy nhiên, chưa thể biết được liệu có xuất hiện học thuyết kinh tế gì mới và hình thù của nó ra sao; đồng thời còn quá sớm và quá đơn giản nếu nghĩ tới sự cáo chung của CNTB vì không phải một lần nó tự điều chỉnh để thích nghi với tình hình đã biến đổi. Một trong những sự điều chỉnh quan trọng sẽ là quá trình cơ cấu lại nền kinh tế cả về sản xuất kinh doanh lẫn chính sách. Trong sự cộng hưởng với những biến động lớn về khí hậu toàn cầu, giá cả dầu khí và lương thực, cuộc suy thoái lần này sẽ thúc đẩy các ngành công nghệ tiết kiệm năng lượng, thân thiện với môi trường phát triển giống như sau cuộc khủng hoảng dầu lửa vào những năm 70 – 80 thế kỷ trước. Chủ trương khuyến khích tiêu dùng vô độ, nới lỏng tiền tệ chắc phải được điều chỉnh lại. Không loại trừ khả năng sẽ xuất hiện nhiều biện pháp bảo hộ mậu dịch công khai hoặc trá hình cho dù người ta vẫn ra sức cổ súy cho việc nối lại Vòng đàm phán Doha. Hệ thống tài chính – tiền tệ sẽ được cơ cấu lại ở cả cấp độ từng quốc gia lẫn toàn cầu; hệ thống Bretton Wood chắc sẽ được cải tổ. Còn nó sẽ được cải tổ thế nào thì còn phải chờ xem vì chắc chắn cuộc mặc cả sẽ diễn ra rất gay gắt. Một điều có thể thấy ngay là trong thời "hậu khủng hoảng", vai trò của Hoa Kỳ không còn như trước, vai trò của các nền kinh tế mới nổi sẽ được tính đến nhiều hơn. Về chính trị thì năm 2008 cũng là năm đặc biệt với những sự thay đổi, xáo động ở nhiều nước. Tổng thống Bush rời Nhà Trắng với một hồ sơ đầy những thất bại nặng nề cả về chính trị đối nội và đối ngoại, kinh tế – tài chính lẫn quân sự. Nước Mỹ sa lầy trong hai cuộc chiến ở Iraq và Apganistan, chiến lược "đơn phương", "đánh đòn phủ đầu" bị phá sản, cuộc dàn xếp Anapolis về một giải pháp cho cuộc xung đột ở Trung Đông bị nhấn chìm trong khói lửa của cuộc chiến mới ở dải Gaza ngay vào những ngày cuối năm. Cuộc đàm phán 6 bên về phi hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên chưa có đường thoát, hơn thế nữa, quan hệ hai miền Triều Tiên lại trở nên căng thẳng… Trong bối cảnh ấy, người ta thậm chí còn nói tới sự đi xuống của nước Mỹ với tư cách là một siêu cường. Dù gì đi nữa thì sự kiện ông Barack Obama – một người trẻ tuổi da mầu lần đầu tiên sắp bước vào Nhà Trắng chắc chắn sẽ được các phương tiện thông tin đại chúng các nước xếp vào hàng các sự kiện nổi bật nhất không những trong năm 2008, mà cả trong lịch sử của Hợp chủng quốc Hoa Kỳ! Điều đó chứng tỏ trong tâm tư của người Mỹ đã có sự chuyển biến sâu sắc và nhu cầu "thay đổi" – khẩu hiệu tranh cử của ông Obama phản ánh nguyện vọng mạnh mẽ của công chúng đã chán ngấy những chính sách không được lòng dân của ông Bush. Trong khi đó, ở một cường quốc khác là Liên bang Nga đã diễn ra sự thay đổi khá suôn sẻ người đứng đầu Nhà nước với chiếc xe song mã : ông Medvedev vào điện Kremlin làm Tổng thống, ông Putin lên làm Thủ tướng. Tuy nhiên cặp đôi này phải đối mặt với hai thử thách về đối nội và đối ngoại. Việc giá dầu – một sản phẩm chủ lực của nước Nga đã góp phần đưa kinh tế nước Nga tăng trưởng đáng kể và gia tăng
nguồn dự trữ ngoại tệ trong những năm qua – bỗng dưng tụt dốc không phanh đi đôi với cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu đã đặt nền kinh tệ – tài chính nước Nga trước những thách thức không nhỏ.

Cỗ xe song mã Medvedev và Putin của nước Nga – (Ảnh: img.timeinc.net)

Đối mặt với sự chấn hưng của nước Nga vươn vai xác lập lại vai trò cường quốc, các nước phương Tây, trước hết là Mỹ, tìm mọi cách lấn lướt, chèn ép mà điển hình là việc thiết lập hệ thống phòng chống tên lửa ở Cộng hoà Séc và Ba Lan, mưu toan lôi kéo Ucraina và Giorgia vào NATO, ủng hộ ông Saakashveli khiêu chiến với Nga đã làm cho quan hệ Nga – phương Tây căng thẳng, chỉ đến cuối năm mới có một số dấu hiệu dịu bớt vì nói cho cùng thì không có nước Nga thì không thể giải quyết được nhiều vấn đề quốc tế.

Một nhân tố mới trên bàn cờ quốc tế mà năm nay được nói đến nhiều là sự trỗi dậy của Trung Quốc – một nước đông dân nhất thế giới sau đúng 30 năm cải cách mở cửa đã làm nên nhiều kỳ tích đáng kinh ngạc : vọt lên hàng thứ tư thế giới về tổng sản phẩm quốc nội, hàng hai về kim ngạch xuất khẩu và đầu tư nước ngoài, hàng đầu về dự trữ ngoại tệ!

Đây quả thật là một hiện tượng lịch sử chưa hề có trong thế kỷ trước. Chẳng thế mà trong cơn khủng hoảng toàn cầu, người ta luôn phải nhắc đến và mời gọi Trung Quốc tham gia việc xử lý cùng với các thành viên khác trong bộ tứ BRIC (Brazil, Russia, India, China – Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc).

Đó là những việc liên quan tới các nước lớn, còn ở một số nước nhỏ hơn cũng bùng phát những xáo động chính trị đáng được đưa vào danh mục các sự kiện nổi bật trong năm.

Hai cuộc biểu tình ở Thái Lan diễn ra liên tiếp – (Ảnh : AP & Reuteurs)

Suốt trong nhiều tháng, Thái Lan tràn ngập màu vàng của những người trong Liên minh Dân chủ, thậm chí các sân bay quốc tế bị chiếm đoạt nhiều ngày làm tê liệt toàn bộ hoạt động giao thông hàng không, du lịch, gây ra những thiệt hại kinh tế to lớn và nhất là làm xấu đi hình ảnh đất nước.

Chính phủ mới lên cũng không yên, đội quân áo đỏ vốn ủng hộ ông Thaksin lại xuống đường bao vây toà nhà Quốc hội. Xem ra, cuộc trận đấu ở quốc gia Đông Nam Á này còn chưa có hồi kết. Ở Hy Lạp, trước cái chết của một em bé 15 tuổi do bị cảnh sát bắn đã bùng lên cuộc bạo động đường phố dài ngày.

2009 gian nan xử lý gánh nặng 2008

Tất cả những hiện tượng đó cùng những xáo động chính trị – xã hội ở nhiều nước khác làm bộc lộ những mâu thuẫn ẩn chứa nội tại do sự phân hoá giàu nghèo, phân tầng xã hội, những khó khăn kinh tế, đời sống, những bất cập trong thể chế chính trị gây ra.

Nói đến cục diện chính trị thế giới không thể không đề cập tới vấn đề chiến tranh và hoà bình. Trong năm, nhiều điểm nóng cũ như bán đảo Triều Tiên, Trung Cận Đông chẳng những không nguội đi mà còn có phần nóng thêm. Sau cuộc khủng bố đẫm máu ở Mumbai, quan hệ Ấn Độ – Pakistan trở nên căng thẳng, tạo nên nguy cơ xung đột quân sự bùng phát trở lại trên cái tiểu lục địa vốn bất yên trong nhiều thập kỷ qua.

Châu Phi vẫn chìm đắm trong xung đột, nghèo đói; nạn cướp biển tưởng như đã biến mất hàng thế kỷ nay bỗng phục hồi trở lại ở ngoài khơi Somalie. Còn ở Mỹ La-tin trước đây được coi là "sân sau" của Hoa Kỳ thì từ mấy năm nay đã bùng lên phong trào "cánh tả" phản ảnh xu thế trỗi dậy đòi phá bỏ tình trạng bất công : người nghèo ngày một nghèo, người giàu cứ giàu mãi, tài nguyên bị các tập đoàn bên ngoài khai thác cạn kiệt, đất nước nhiều năm bị chú Sam ở Bắc Mỹ đè nén. Dù có được xếp vào hàng những sự kiện nổi bật trong năm hay không thì những hiện tượng nóng bỏng nói trên cũng cho thấy thế giới chúng ta đang sống vẫn đầy rẫy sự bất an.

Năm 2009 chắc rằng sẽ phải đèo bòng toàn bộ gánh nặng của năm 2008 để lại. Trên ngưỡng cửa của Năm Mới, chúng ta chỉ còn biết cầu mong cho các quốc gia, các dân tộc nhận thức được đầy đủ những mối nguy cơ đang đe doạ sự sống của loài người, đồng tâm hiệp lực kéo nền kinh tế khỏi cơn khủng hoảng; chấm dứt chiến tranh, xung đột, tranh giành, chèn ép; tạo dựng một thế giới yên bình, bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau; bảo vệ tài nguyên, môi trường cho ngày nay và cho mai sau./.

Hồ Vũ – Theo TVN

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *