Câu chuyện về một người dân Trung Quốc đã cùng đất nước mình trải qua nhiều sóng gió và gây dựng sự nghiệp chỉ với một cái lọ đựng nước xà phòng. Người Trung Quốc đang sống trong tinh thần lạc quan rằng ngày mai sẽ tươi đẹp hơn ngày hôm nay.

Thế vận hội Olympic Bắc Kinh 2008 đánh dấu bước nhảy vọt trên chặng đường phát triển của Trung Quốc (Nguồn : The Economist)

 
Tại một tỉnh nhỏ, hẻo lánh thuộc Trung Quốc, anh Mã Ân Giang đẩy cửa bước vào căn nhà anh từng sinh ra và lớn lên. Anh đang bước vào một vùng kí ức. Căn nhà xây bằng gỗ và bùn chìm trong yên lặng, chỉ nghe tiếng tằm ăn lá dâu. Anh quan sát những con tằm ngọ nguậy trên nền nhà kho và thầm nghĩ : “Chẳng mấy chốc, chúng sẽ nhả kén và rồi ai đó sẽ phải thu hoạch từng con một, thật vất vả. Đây từng là cuộc sống của tôi và tôi đã làm tất cả để thoát ra khỏi nó.”

Anh Mã đã thoát ra khỏi cuộc sống bần hàn ấy. Dù không có nhiều mối quan hệ, anh trở thành người có học thức, thậm chí còn lập công ty riêng. Vốn rất tự hào về đất nước mình, anh háo hức chờ đón Olympic để thế giới có dịp chứng kiến những đổi thay của nước nhà.

Người dân Trung Quốc hào hứng đón chào Olympic (Nguồn : The Economist)

Thế vận hội Olympic đã chính thức khai mạc vào đêm thứ sáu vừa rồi, 30 năm sau khi Trung Quốc hòa mình vào nền kinh tế thị trường. Những thành tựu Trung Quốc đạt được đã vang khắp toàn cầu.

Chỉ trong quãng thời gian của một thế hệ, Trung Quốc đã lột xác từ nền kinh tế kém phát triển thành một cường quốc trên thế giới. Thậm chí với nhiều người, việc Trung Quốc giành quyền đăng quang Thế vận hội lần này cũng chính là sự đăng quang của quyền lực gắn liền với hình ảnh Trung Quốc.

Nhưng Thế vận hội mang trong mình một ý nghĩa khác, không gai góc như người ta vẫn nghĩ, nhưng cũng không kém phần phức tạp. Trên nền hưng thịnh của nền kinh tế, các cuộc trưng cầu dân ý và đối thoại cởi mở đã thể hiện một tinh thần lạc quan không giấu nổi của người dân.

Người Trung Quốc hôm nay đang sống trong "Giấc mơ Trung Hoa"

Theo một cách nào đó, người Trung Quốc đã sống trong giấc mơ kiểu "Giấc mơ Mỹ" với niềm tin rằng ngày mai sẽ tốt đẹp hơn ngày hôm nay.

Với những người không thuộc giới thể thao như anh Mã, niềm tin lạc quan này khiến Thế vận hội Olympic Bắc Kinh mang ý nghĩa to hơn, rộng hơn tầm cỡ của một sự kiện thể thao rất nhiều. Phải chăng, đây là biểu hiện của sự thay đổi trong lòng người dân Trung Hoa hòa nhịp với những khởi sắc của nền kinh tế?

Anh Mã tự tin nói : “Chúng tôi có thể cho thế giới biết chúng tôi là ai. Chúng tôi muốn thế giới biết rằng, người Trung Quốc không chỉ là những người nông dân đi sau cái cày hay chỉ là những người cổ vũ cho Chủ tịch Mao Trạch Đông.”

Sống trong một quốc gia với 1,3 tỉ người, anh Mã có cuộc sống của một người dân Trung Hoa điển hình. Mặc dù thuộc dạng khá giả hơn nhiều người, anh không nói tiếng Anh, cũng không sở hữu một chiếc xe ô-tô hào nhoáng hay một biệt thự đắt tiền. Anh cũng chưa từng đặt chân ra nước ngoài, dù là qua những chuyến du lịch trọn gói giá rẻ vốn là thị hiếu của dân thành thị.

Nhưng có một điều người ta nhìn thấy ở anh, đó là anh thể hiện cái hào khí của người Trung Quốc : Niềm khao khát nắm giữ những cơ hội cho bản thân có một không hai trong lịch sử Trung Quốc.

Hiện giờ, anh Mã sống ở Hàng Châu, một trong những thành phố giàu và đẹp nhất Trung Quốc. Anh thường xuyên về thăm gia đình ở quê, cách Hàng Châu khoảng 100 dặm về phía Bắc.

Với chiều cao 1,7m và cân nặng 65kg, anh Mã được coi là khá cao to, trong chiếc áo sơ-mi kẻ, trông anh giống một nhân viên văn phòng. Trong một lần về quê, anh ngồi cùng mẹ dưới hiên sau nhà, cắn hạt dưa và uống trà mạn. Hai mẹ con ngồi ngắm những cánh đồng đầy sức sống, những ao cá, những ruộng rau, hàng dâu bao quanh những dãy nhà hai, ba tầng mới xây.

“Hồi xưa, khi con còn bé, mọi thứ khác hẳn bây giờ,” – anh Mã nói với mẹ – “đến cả luống rau cũng khác”. Mẹ anh chỉ tay ra cánh đồng và lặng lẽ nói : “Ngày xưa, nhà mình nghèo, con ạ!”

Mã Ân Giang chào đời vào quãng thời gian nhiều thăng trầm nhất của lịch sử Trung Quốc. Vào năm 1964, đất nước Trung Quốc vẫn nằm dưới quyền lãnh đạo của Chủ tịch Mao Trạch Đông – người có công sáng lập ra nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. 15 năm trước đó, vị lãnh tụ được nhân dân Trung Hoa yêu mến này đã thống nhất đất nước.

Nhưng đường lối chính trị không nhất quán của ông đã đem lại những chính sách kinh tế bất cẩn và gây ra một trong những nạn đói khủng khiếp nhất trong lịch sử thế giới, cướp đi mạng sống của gần 30 triệu người dân. Tiếp đó là một thập kỉ của những biến động xã hội khi cách mạng văn hóa bắt đầu vào năm 1966. Sự kiện này đã đẩy Trung Quốc đến bờ vực thẳm của nguy cơ nội chiến.

Anh Mã đến từ một gia đình nông dân, quá nghèo, chẳng có gì để lên án. Bố mẹ anh trồng lúa theo chính sách của Chính phủ. Y tế và giáo dục thì miễn phí, vì thế, anh Mã có được nền giáo dục sơ đẳng tại ngôi trường nhỏ bé chỉ với 3 lớp học. Nhưng điều anh nhớ nhất về thời kì ấy lại là những cơ hội bị tuột mất.

Anh nói : “Cha tôi có khiếu làm kinh doanh. Nếu không bị ép làm ruộng, ông đã có thể trở thành thương nhân, và tôi nghĩ, thậm chí là một thương nhân thành đạt.”

Những chính sách đó chỉ bị bãi bỏ sau khi Chủ tịch Mao qua đời vào năm 1976 và kế nhiệm bởi Đặng Tiểu Bình. Dưới thời của Đặng Tiểu Bình, Trung Quốc dần mở cửa đón các nhà đầu tư nước ngoài. Nông dân được cho phép trồng những gì họ muốn. Mức sản xuất và lợi nhuận nhờ thế mà tăng lên, và người dân bắt đầu xây lại nhà cửa. Bố anh Mã nhảy sang kinh doanh bằng cách mua nguyên liệu xây dựng từ các vùng khác về bán cho dân làng.

Nơi chôn rau cắt rốn của anh Mã đã thay đổi nhanh chóng. Thay vì chỉ trồng lúa, người ta trồng xen các giống khác. Một số ruộng được chuyển thành ao nuôi cá hoặc thả vịt. Các ngôi nhà cao tầng dần mọc lên.

Đối với bản thân anh Mã, sự thay đổi lớn nh

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *