"Việc ông Barack Obama thắng cử là vấn đề mà thế giới sẽ còn tốn rất nhiều giấy bút để nghiên cứu, vì suy ra cho cùng, nguồn gốc của hiện tượng thắng cử của ông Obama là những vấn đề cơ bản của nước Mỹ. Đây là lúc nước Mỹ bộc lộ những vấn đề rất căn bản của nó" – chuyên gia Nguyễn Trần Bạt phân tích.
![]() |
Tổng thống đắc cử thứ 44 của nước Mỹ và gia đình vào ngày biết kết quả bầu cử 4/11 – Ảnh : Corbis |
Lựa chọn Obama : Thắng lợi của vấn đề người Mỹ so với địa vị của nước Mỹ
Việc ông Barack Obama thắng cử là vấn đề mà thế giới sẽ còn tốn rất nhiều giấy bút để nghiên cứu, vì suy ra cho cùng, nguồn gốc của hiện tượng thắng cử của ông Obama là những vấn đề cơ bản của nước Mỹ. Đây là lúc nước Mỹ bộc lộ những vấn đề rất căn bản của nó.
Nhìn vào những diễn biến, những tiêu chí hay những khía cạnh khác nhau của cuộc bầu cử sẽ thấy rất nhiều điều kỳ lạ và thú vị về nước Mỹ. Đây là lần đầu tiên có một cuộc tranh cử với một số lượng người tham gia bầu cử đông như vậy. Số lượng người Mỹ quan tâm đến sinh hoạt chính trị này tăng đột ngột, ngang với thời kỳ 1960, tức là lúc Chiến tranh lạnh đang ở đỉnh cao, khi Khrushchev đưa tên lửa vào Cuba, thời điểm thế giới hoảng loạn trước triển vọng của một cuộc chiến tranh hạt nhân. Người Mỹ quan tâm đến chính trị vào thời điểm ấy như thế nào thì bây giờ cũng quan tâm như vậy, nhưng thời điểm này, vấn đề đối nội được quan tâm hơn vấn đề đối ngoại. Đây là đặc điểm thứ nhất của quá trình bầu cử.
Đặc điểm thứ hai là cũng giống như hầu hết những cuộc bầu cử trước đó, xét về phiếu phổ thông thì hai ứng cử viên chênh nhau không đáng kể, nhưng tỷ lệ phiếu đại cử tri thì lại có sự chênh lệch rất lớn. Chưa bao giờ trong lịch sử bầu cử Tổng thống của nước Mỹ lại có một tỷ lệ kỳ lạ như thế. Như thế có nghĩa là tính cấp tiến của đời sống chính trị của Mỹ hay của tầng lớp trung lưu Hoa Kỳ thể hiện một cách cực kỳ rõ rệt so với dân chúng nói chung. Nói cách khác, các nhà chính trị Hoa Kỳ năng động hơn dân chúng, nhạy cảm hơn dân chúng.
Đặc điểm thứ ba là sự thống lĩnh của các vấn đề đối nội, vấn đề kinh tế. Có một thời kỳ rất dài, các nhà chính trị như Tổng thống Mỹ vẫn xem các vấn đề đối ngoại là vấn đề cơ bản, tức là địa vị của nước Mỹ trên thế giới quan trọng hơn vấn đề của người Mỹ. Cuộc bầu cử này ngược hẳn với cuộc bầu cử cách đây gần một năm của người Nga. Trong cuộc bầu cử này, với người Mỹ, những vấn đề đối nội, những vấn đề thuộc về đời sống của con người trở thành vấn đề chính trị hàng đầu. Còn với người Nga, địa vị của nước Nga ở trên thế giới trở thành tiêu chí chính trị quan trọng nhất quyết định ai trúng cử.
Đặc điểm thứ tư là sự đồng thuận, sự ủng hộ quốc tế đối với các ứng cử viên, từ đồng minh tới những đối thủ chiến lược của Mỹ. Và đặc điểm cuối cùng, một ẩn số vô cùng quan trọng là người Mỹ đã vượt lên trên tâm lý chủng tộc, di chứng của tâm lý phân biệt chủng tộc kéo dài từ khi có nước Mỹ cho đến bây giờ. Và thắng lợi của Obama đã làm hiển thị ẩn số đó.
Đó là những điểm mà thế giới phải chú ý xem xét khi nghiên cứu cuộc bầu cử cũng như xem xét nước Mỹ hậu bầu cử.
Sự bế tắc về lý luận phát triển của người Mỹ
![]() |
Nước Mỹ cần một sự thay đổi – (Ảnh : Reuteurs) |
Quay trở lại với việc thắng cử của Thượng nghị sĩ Obama, tôi muốn phân tích khẩu hiệu tranh cử của hai ứng cử viên. Hai cương lĩnh, một cái đề cao việc nước Mỹ phải giữ địa vị như thế nào trên thế giới, còn cái kia đề cao việc người Mỹ phải sống như thế nào trong giai đoạn sắp tới, và kết quả là Người Mỹ sống như thế nào trong giai đoạn sắp tới là cương lĩnh thắng cử. Thậm chí, chưa biết là sự thay đổi ấy sẽ như thế nào, nhưng chỉ cần thay đổi thì đã thắng cử rồi, và thắng cử một cách đè bẹp với một tỷ lệ rất ngoạn mục, thắng cử bằng sự nhạy cảm của đội ngũ trung lưu, tức là những nhà chính trị Hoa Kỳ.
Khẩu hiệu của Thượng Nghị sĩ John McCain "Tổ quốc trên hết" (Country first) là khẩu hiểu không hợp thời. Trong một thế giới đã thức tỉnh về thân phận con người từ lâu rồi thì không phải Tổ quốc là trên hết, mà con người mới là trên hết. Với khẩu hiệu như vậy, chính ông Mc Cain đã góp phần làm cho mình thua ít nhất là 25 – 30%.
Khi nước đã ngập đến tầng một rồi thì người ta không nói đến Tổ quốc, mà người ta nói đến chuyện trong nhà người ta, chuyện thân phận, chuyện cuộc sống của người ta.
Tuy nhiên, nói như thế không có nghĩa là ông Obama có cương lĩnh tranh cử hay hơn, bởi cương lĩnh của ông Obama cũng rất chung chung : Chúng ta cần sự thay đổi.
Sự xuất hiện song song của hai cương lĩnh tranh cử này và sự thắng cử của cương lĩnh của ông Obama phản ánh một thực trạng rất thú vị của xã hội Mỹ : với người Mỹ, cái gì cũng được, miễn là phải thay đổi.
Việc thắng cử này thể hiện sự bế tắc của nước Mỹ về lý luận phát triển, bởi cả hai cương lĩnh tranh cử ấy đều không có nội dung cụ thể. Đây không phải là sự tranh cãi những nội dung cụ thể, mà tranh cãi giữa hai khuynh hướng : khuynh hướng xem quyền lợi quốc gia, xem quyền lợi cộng đồng, xem danh dự của nước Mỹ là số một, và cương lĩnh ấy thất bại trước cương lĩnh là chúng ta cần phải thay đổi.
Chúng ta cần phải thay đổi thì cũng chỉ là lời hứa chứ chưa có chất lượng gì rõ ràng cả, nhưng nó thể hiện sự không chấp nhận tiếp tục duy trì những quan điểm chính trị bảo thủ hoặc truyền thống nữa, mà cần phải để ý đến con người thật, cần phải giải quyết những vấn đề thật, vấn đề con người chứ không còn là vấn đề quốc gia nữa.
Nếu ông Obama dùng một cương lĩnh khác đối xứng với cương lĩnh "Country first" là "People first" để tranh cử thì ông ấy sẽ còn thắng đậm hơn nữa.
Obama tìm cách nới rộng không gian chính trị cho mình
Quay trở lại với việc thắng cử của Thượng nghị sĩ Obama, tôi muốn phân tích khẩu hiệu tranh cử của hai ứng cử viên. Hai cương lĩnh, một cái đề cao việc nước Mỹ phải giữ địa vị như thế nào trên thế giới, còn cái kia đề cao việc người Mỹ phải sống như thế nào trong giai đoạn sắp tới, và kết quả là là cương lĩnh thắng cử. Thậm chí, chưa biết là sự thay đổi ấy sẽ như thế nào, nhưng chỉ cần thay đổi thì đã thắng cử rồi, và thắng cử một cách đè bẹp với một tỷ lệ rất ngoạn mục, thắng cử bằng sự nhạy cảm của đội ngũ trung lưu, tức là những nhà chính trị Hoa Kỳ. Khẩu hiệu của Thượng Nghị sĩ John McCain là khẩu hiểu không hợp thời. Trong một thế giới đã thức tỉnh về thân phận con người từ lâu rồi thì không phải Tổ quốc là trên hết, mà con người mới là trên hết. Với khẩu hiệu như vậy, chính ông Mc Cain đã góp phần làm cho mình thua ít nhất là 25 – 30%. Khi nước đã ngập đến tầng một rồi thì người ta không nói đến Tổ quốc, mà người ta nói đến chuyện trong nhà người ta, chuyện thân phận, chuyện cuộc sống của người ta. Tuy nhiên, nói như thế không có nghĩa là ông Obama có cương lĩnh tranh cử hay hơn, bởi cương lĩnh của ông Obama cũng rất chung chung : Sự xuất hiện song song của hai cương lĩnh tranh cử này và sự thắng cử của cương lĩnh của ông Obama phản ánh một thực trạng rất thú vị của xã hội Mỹ : với người Mỹ, cái gì cũng được, miễn là phải thay đổi. Việc thắng cử này thể hiện sự bế tắc của nước Mỹ về lý luận phát triển, bởi cả hai cương lĩnh tranh cử ấy đều không có nội dung cụ thể. Đây không phải là sự tranh cãi những nội dung cụ thể, mà tranh cãi giữa hai khuynh hướng : khuynh hướng xem quyền lợi quốc gia, xem quyền lợi cộng đồng, xem danh dự của nước Mỹ là số một, và cương lĩnh ấy thất bại trước cương lĩnh là chúng ta cần phải thay đổi. Chúng ta cần phải thay đổi thì cũng chỉ là lời hứa chứ chưa có chất lượng gì rõ ràng cả, nhưng nó thể hiện sự không chấp nhận tiếp tục duy trì những quan điểm chính trị bảo thủ hoặc truyền thống nữa, mà cần phải để ý đến con người thật, cần phải giải quyết những vấn đề thật, vấn đề con người chứ không còn là vấn đề quốc gia nữa. Nếu ông Obama dùng một cương lĩnh khác đối xứng với cương lĩnh là để tranh cử thì ông ấy sẽ còn thắng đậm hơn nữa.
![]() |
![]() |
![]() |
Obama tìm cách nới rộng không gian chính trị cho mình – (Ảnh : Corbis & AFP) |
Hiện nay, nước Mỹ đã có gói giải pháp do chính quyền Bush đưa ra để cứu vãn nền kinh tế tài chính Mỹ. Có người cho rằng, trong ngắn hạn, không có nhiều khoảng trống để ông Obama tạo ra sự thay đổi lớn, và bất kỳ sự thay đổi nào cũng đều phải chịu áp lực từ rất nhiều phía. Tuy nhiên, tôi cho rằng, nếu nói không có nhiều khoảng trống cho Obama thì đấy là một kết luật vội.
Kế hoạch giải cứu nền kinh tế mà Tổng thống Bush và chính quyền hiện nay đang làm không phải là quyết sách lâu dài đối với nền kinh tế Hoa Kỳ. Đấy chỉ là biện pháp giải cứu những vấn đề tài chính trước mắt để tránh một sự sụp đổ. Vấn đề của nền kinh tế Hoa Kỳ sâu sắc và ghê gớm hơn nhiều.
Về mặt bản chất, trong nền kinh tế Hoa Kỳ tiềm ẩn nhiều vấn đề và những vấn đề ấy có liên quan đến tư tưởng kinh tế đang được ứng dụng trong xã hội Hoa Kỳ, tư tưởng ấy cũng đồng thời được ứng dụng ở nhiều nơi trên thế giới. Không gian hành động của ông Obama không hẹp đến mức không còn nữa hay mọi quyết định quan trọng đã được quyết định. Là Tổng thống, bản thân ông Obama cũng sẽ không cam chịu như thế.
Có thể vào nhiệm kỳ thứ hai hoặc năm cuối của nhiệm kỳ thứ hai, hầu hết các Tổng thống sau một chu kỳ mệt mỏi cũng quay trở về một số trạng thái bình thường nào đó, nhưng thường thì những Tổng thống còn trẻ, vào những giai đoạn đầu tiên trong nhiệm kỳ, họ sẽ hoạt động rất tích cực để nới rộng không gian chính trị của mình.
Ông Obama sẽ là người chủ động nới rộng không gian chính trị của mình, bất chấp tất cả những giải pháp hay những chính sách cứu hộ nền kinh tế trước mắt đã có.
Giải pháp cho nền kinh tế Mỹ trước hết phải bắt đầu bằng việc tổ chức lại nền kinh tế tài chính Mỹ, không đơn thuần là xây dựng lại một số chính sách trước mắt.
Các chính sách đối nội của Tổng thống Bush đã đi hết năng lực của nó, chính phủ của ông Bush đã đi hết không gian chính trị của nó và cái giá mà chính phủ của Tổng thống Bush phải trả là tình trạng khủng hoảng nền tài chính hiện nay và những hiệu ứng tài chính đã bắt đầu thấm vào nền kinh tế. Nhưng chê chính phủ của Tổng thống Bush một cách "giậu đổ bìm leo" là không công bằng, bởi so với các chính phủ tiền nhiệm thì chính phủ của ông Bush là một chính phủ không may mắn, phải đối mặt với hiện tượng quá khốc liệt. Hệ quả của hiện tượng kinh tế hiện nay thực chất là kết quả bắt đầu từ hàng chục năm về trước, từ thời M.Thatcher và R.Reagan đã bắt đầu tiến trình phát triển một nền kinh tế mà bây giờ chúng ta gọi nó là nền kinh tế bong bóng.
Việt Nam cũng đang bắt đầu những năm đầu tiên của nền kinh tế bong bóng ấy và nếu không cẩn thận, chúng ta cũng sẽ rơi vào tình trạng như vậy. Người Trung Quốc đã gặp phải tình trạng này và đã sửa chữa rất nhanh bằng chính sách của Thủ tướng Ôn Gia Bảo. Ông Ôn Gia Bảo là nhà chính trị đầu tiên nhận ra tác hại của nền kinh tế bong bóng và đã có những chính sách chuyển nền kinh tế bong bóng của nhiệm kỳ trước thành nền kinh tế mà tôi gọi là nền kinh tế tương đối hài hoà giữa cái thực và cái ảo của giai đoạn hiện nay.
Nhiệm kỳ chống khủng hoảng kinh tế
![]() |
Obama đối mặt với cuộc chiến chống khủng hoảng kinh tế trong nhiệm kỳ mới và thực hiện lời hứa với cử tri ủng hộ – (Ảnh AP) |
Nhiệm kỳ Tổng thống là 4 năm, nhưng không có người nào làm Tổng thống Hoa Kỳ mà chỉ nghĩ đến 4 năm. Hầu hết các Tổng thống đều cầm quyền 2 nhiệm kỳ và tất cả các Tổng thống đều xây dựng cương lĩnh chính trị của mình cho 8 năm. Tôi nghĩ rằng, nhiệm kỳ đầu tiên của Tổng thống Obama chắc chắn là nhiệm kỳ chống khủng hoảng kinh tế.
Nghiên cứu bản chất cuộc khủng hoảng của nền tài chính Hoa Kỳ hay nền kinh tế Hoa Kỳ thì sẽ thấy căn bệnh của nó rất trầm trọng, nó biến một nền kinh tế vốn dĩ rất tiên tiến trở thành một nền kinh tế bong bóng. Đấy chính là cái lỗi của một lý thuyết kinh tế mà người ta gọi là "Tân tự do". Lý thuyết này làm biến dạng, đảo lộn sự phân bố lực lượng kinh tế, biến nước Mỹ trở thành một nền kinh tế, trong đó, vay nợ để tiêu dùng là một trong những đặc điểm (tôi chưa nói nhược điểm) quan trọng nhất.
Nước Mỹ phát triển và có địa vị quốc tế bởi vì nó là nơi mà đầu tư cho phát triển khoa học và công nghệ trong đời sống dân sự là một tỷ lệ kiểu mẫu trong nhiều thập kỷ. Nhưng trong khoảng 2 thập kỷ gần đây thì sự gương mẫu ấy không còn, nhiều lắm là nước Mỹ chỉ duy trì được trong lĩnh vực an ninh và quốc phòng, còn trong đời sống thông thường thì nước Mỹ đang trong quá trình từ chối một nền kinh tế công nghiệp và trở thành nền kinh tế xuất khẩu các dịch vụ tài chính là cơ bản.
Lấy ví dụ về hiện tượng bất động sản chẳng hạn. Thực ra, nó là hậu quả của một khái niệm rất quan trọng, đó là vay và tiêu. Trên tất cả các cơ sở hạ tầng của một nền kinh tế thì người vay bao giờ cũng có vật thế chấp và bất động sản trở thành một công cụ thế chấp để thực thi chính sách vay và tiêu. Cho nên, người ta bơm thị trường bất động sản lên để cung cấp bằng chứng về khả năng có thể vay được và tạo ra trạng thái tâm lý vẫn tiếp tục có thể vay được cho người Mỹ.
Gói giải pháp mà chính phủ của ông Bush đưa ra không phải để giải quyết nền kinh tế Hoa Kỳ, mà mới chỉ để giải quyết vấn đề cứu hộ trạng thái khủng hoảng hiện nay của nền tài chính Hoa Kỳ. Nhiệm vụ của Tổng thống Obama sắp tới là phải tổ chức ra giải pháp để khôi phục lại nền kinh tế Hoa Kỳ chứ không phải cứu hộ trạng thái khủng hoảng của nền kinh tế Hoa Kỳ.
Gói giải pháp hiện nay chưa có ý nghĩa để khôi phục lại nền kinh tế, tái thiết nền kinh tế, tổ chức lại nền kinh tế, nó chỉ là giải pháp chống sự sụp đổ của nền tài chính Hoa Kỳ mà thôi. Nếu để nền tài chính Hoa Kỳ sụp đổ thì uy tín của Hoa Kỳ đổ vỡ ngay lập tức, cho nên, chính sự tiên phong trong việc chống lại sự sụp đổ của nền tài chính Hoa Kỳ nhận được sự hưởng ứng rất rộng lớn của các chính phủ trên thế giới.
Nhiệm kỳ Tổng thống là 4 năm, nhưng không có người nào làm Tổng thống Hoa Kỳ mà chỉ nghĩ đến 4 năm. Hầu hết các Tổng thống đều cầm quyền 2 nhiệm kỳ và tất cả các Tổng thống đều xây dựng cương lĩnh chính trị của mình cho 8 năm. Tôi nghĩ rằng, nhiệm kỳ đầu tiên của Tổng thống Obama chắc chắn là nhiệm kỳ chống khủng hoảng kinh tế. Nghiên cứu bản chất cuộc khủng hoảng của nền tài chính Hoa Kỳ hay nền kinh tế Hoa Kỳ thì sẽ thấy căn bệnh của nó rất trầm trọng, nó biến một nền kinh tế vốn dĩ rất tiên tiến trở thành một nền kinh tế bong bóng. Đấy chính là cái lỗi của một lý thuyết kinh tế mà người ta gọi là Lý thuyết này làm biến dạng, đảo lộn sự phân bố lực lượng kinh tế, biến nước Mỹ trở thành một nền kinh tế, trong đó, vay nợ để tiêu dùng là một trong những đặc điểm (tôi chưa nói nhược điểm) quan trọng nhất. Nước Mỹ phát triển và có địa vị quốc tế bởi vì nó là nơi mà đầu tư cho phát triển khoa học và công nghệ trong đời sống dân sự là một tỷ lệ kiểu mẫu trong nhiều thập kỷ. Nhưng trong khoảng 2 thập kỷ gần đây thì sự gương mẫu ấy không còn, nhiều lắm là nước Mỹ chỉ duy trì được trong lĩnh vực an ninh và quốc phòng, còn trong đời sống thông thường thì nước Mỹ đang trong quá trình từ chối một nền kinh tế công nghiệp và trở thành nền kinh tế xuất khẩu các dịch vụ tài chính là cơ bản. Lấy ví dụ về hiện tượng bất động sản chẳng hạn. Thực ra, nó là hậu quả của một khái niệm rất quan trọng, đó là vay và tiêu. Trên tất cả các cơ sở hạ tầng của một nền kinh tế thì người vay bao giờ cũng có vật thế chấp và bất động sản trở thành một công cụ thế chấp để thực thi chính sách vay và tiêu. Cho nên, người ta bơm thị trường bất động sản lên để cung cấp bằng chứng về khả năng có thể vay được và tạo ra trạng thái tâm lý vẫn tiếp tục có thể vay được cho người Mỹ. Gói giải pháp mà chính phủ của ông Bush đưa ra không phải để giải quyết nền kinh tế Hoa Kỳ, mà mới chỉ để giải quyết vấn đề cứu hộ trạng thái khủng hoảng hiện nay của nền tài chính Hoa Kỳ. Nhiệm vụ của Tổng thống Obama sắp tới là phải tổ chức ra giải pháp để khôi phục lại nền kinh tế Hoa Kỳ chứ không phải cứu hộ trạng thái khủng hoảng của nền kinh tế Hoa Kỳ. Gói giải pháp hiện nay chưa có ý nghĩa để khôi phục lại nền kinh tế, tái thiết nền kinh tế, tổ chức lại nền kinh tế, nó chỉ là giải pháp chống sự sụp đổ của nền tài chính Hoa Kỳ mà thôi. Nếu để nền tài chính Hoa Kỳ sụp đổ thì uy tín của Hoa Kỳ đổ vỡ ngay lập tức, cho nên, chính sự tiên phong trong việc chống lại sự sụp đổ của nền tài chính Hoa Kỳ nhận được sự hưởng ứng rất rộng lớn của các chính phủ trên thế giới.
![]() |
Obama – Nhiệm kỳ chống khủng hoảng và tìm triết lý phát triển – Ảnh : Corbis |
Tuy nhiên, gói giải pháp này chưa nhận được sự hoan nghênh của công chúng trên thế giới, bởi vì nó chưa đạt đến mức có thể vẽ ra triển vọng quay trở lại các quỹ đạo tự nhiên của các nền kinh tế. Người ta lên án rằng việc đó mới chỉ cứu các ông chủ. Tuy nhiên, sự phê phán này cũng có mặt cực đoan của nó, bởi vì nếu không có các ông chủ thì không có các nền kinh tế, và cứu các ông chủ là cứu các động lực của các nền kinh tế, còn bản chất của nền kinh tế thì chưa.
Vì thế, ông Obama vẫn phải nghĩ ra một gói giải pháp nữa chứ không phải là buộc phải thực thi 100% chú ý chính trị của mình vào gói giải pháp hiện nay.
Khắc phục hậu quả của việc chữa căn bệnh của nền kinh tế tài chính chính là không gian hoàn toàn tự do để ông Obama thể hiện vai trò của mình. Và tôi tin, ông Obama sẽ sớm thành công trong việc chống khủng hoảng tài chính, trong nửa nhiệm kỳ đầu tiên, để đưa nền kinh tế trở lại ổn định với tốc độ phát triển chậm.
Ông Obama có thể có được thành công sớm như vậy bởi vì thế giới đã nghiên cứu vấn đề này rất kỹ rồi và cả thế giới đang cùng nhau ngăn chặn sự khủng hoảng của nền kinh tế tài chính. Nghĩa là lúc này, ông Obama đã biết được tội đồ thật sự của sự phát triển thái quá của nền kinh tế tài chính ở Hoa Kỳ, cho nên chỉ cần thay đổi và thắt chặt một số định chế là có thể điều chỉnh được. Ông ấy chỉ cần khắc phục hậu quả của việc chữa căn bệnh ấy, chứ không phải là chữa căn bệnh ấy.
Áp lực của ông ấy trong nửa nhiệm kỳ đầu tiên chính là làm cho nền kinh tế Hoa Kỳ hồi phục trở lại, và ông ấy sẽ tranh cử nhiệm kỳ hai bằng việc xây dựng nền kinh tế Hoa Kỳ tăng trưởng.
Nhưng một khi nền kinh tế Hoa Kỳ tăng trưởng thì một xu hướng tâm lý thông thường sẽ nảy sinh là người Mỹ lại đòi hỏi nước Mỹ có những địa vị rực rỡ trên thế giới. Ông Obama có hai cách để tạo ra địa vị của nước Mỹ trên thế giới, đó là chọn thái độ đối ngoại như thế nào, đơn phương hay đồng minh – đa phương, và lấy việc giải quyết các điểm nóng của thế giới làm khuynh hướng cơ bản hay làm tăng trưởng các khu vực khác nhau của thế giới làm khuynh hướng cơ bản. Tôi tin ông ấy sẽ chọn cách "Ẩn ác giương thiện", có nghĩa là cô lập các điểm nóng và phát triển các điểm lành mạnh trên thế giới. Với bản tính của con người ấy, tôi cho rằng ông ấy sẽ đi theo hướng này.
Phương Loan (ghi)
Theo TVN