Sau sự kiện gia nhập WTO, làn sóng chuyển dịch cán bộ công chức – những người làm việc ở các cơ quan công quyền và các cơ quan dịch vụ công ở các thành phố lớn sang khu vực tư đã trở thành một hiện tượng khiến cả xã hội quan tâm. Rất nhiều nhà quan sát và các chuyên gia lao vào cuộc để tìm ra nguyên nhân thực sự của hiện tượng này, với câu hỏi lớn : "Thực sự, công chức mong muốn điều gì?"

 
 Ảnh minh họa từ Corbis

Nhiều người khẳng định rằng, sở dĩ khối công chức chuyển dịch ấy bước sang một "khu vực" mới là bởi họ theo đuổi những kỳ vọng khác nhau. Có người muốn tìm cơ hội để lên vị trí cao hơn, có người muốn phát triển năng lực, có người muốn tăng thu nhập… Để tìm hiểu mong muốn trong nghề nghiệp của công chức và nguyên nhân công chức rời bỏ nhiệm sở, vừa qua, một nhóm nghiên cứu của Học viện Hành chính Quốc gia Việt Nam, với sự hỗ trợ về kỹ thuật xây dựng bảng hỏi và tài chính của AusAID, đã đứng ra thực hiện nghiên cứu về nghề nghiệp công chức. Có thể nói, đây là nghiên cứu đầu tiên ở Việt Nam về vấn đề này. Đối tượng khảo sát gồm 500 công chức hành chính làm việc tại các cơ quan của 2 Bộ và 2 tỉnh, 2 huyện và 4 xã.

Thay vì trình bày bằng lời nói, chúng tôi xin gửi tới đây một số bảng thống kê kết quả nghiên cứu được. Những con số tự bản thân nó đã hàm chứa rất nhiều ý nghĩa.

1.Kết quả nghiên cứu về quan niệm của công chức đối với thành công trong sự nghiệp :

 

 

Con số thu thập được cho thấy, trong quan niệm về thành công của nam và nữ ít có sự khác biệt. Đa số đều chọn thành công trong công việc chính là sự hài lòng. Tuy nhiên, đối với nam giới, việc được đề bạt và cảm thấy được kính trọng là quan trọng hơn nữ. Có dấu hiệu tốt là cả nam và nữ đều hứng thú với việc nâng cao kỹ năng và học vấn.

2.Kết quả nghiên cứu về mục tiêu sự nghiệp của công chức trong 5 năm tới :

 

Tuy mức độ giữa nam và nữ có khác nhau, nhưng mục tiêu hướng tới của các công chức là phải thăng tiến và được đóng góp cho xã hội. Trên thực tế, nam giới mong muốn chuyển ra làm ngoài cao hơn nữ và chỉ số tự hài lòng của nữ giới đối với công việc cao hơn nam giới.

Ảnh minh họa từ Corbis

3.Lý do thăng tiến chức nghiệp ở Trung ương và địa phương



Có một con số đáng chú ý là công chức làm việc ở địa phương được thăng tiến chủ yếu do có kinh nghiệm lâu năm (83,1%) và có quan hệ tốt với đồng nghiệp (93,2%) và cấp trên (49,4%). Trong khi đó, số người được thăng tiến do có bằng cấp cao nhất trong cơ quan chỉ chiếm 39,3%.

Ở Trung ương, theo con số thống kê, cán bộ được thăng tiến chủ yếu do có năng lực làm việc (87,5%) và kinh nghiệm. Còn lại là do có quan hệ tốt với đồng nghiệp và cấp trên.

4.Kết quả nghiên cứu về lý do níu giữ công chức gắn bó với công việc Nhà nước :


Trong số những lý do níu giữ cán bộ công chức địa phương và Trung ương ở lại làm việc trong cơ quan mà họ đang làm, phần lớn vì muốn có công việc an toàn, ổn định. Đối với hai lý do có tỷ lệ khá cao là "yêu công việc đang làm" và "tiền lương, phúc lợi chân chính", thì tỷ lệ ở địa phương cao hơn Trung ương.

5.Nghiên cứu về lý do công chức có ý định rời khỏi cơ quan Nhà nước của công chức :


Ý định rời bỏ cơ quan của công chức, ngoài những lý do đã thống kê trên bảng, còn liên quan đến trình độ học vấn và độ tuổi của công chức. Ở trình độ tốt nghiệp THPT, hầu hết không có ai có ý định rời bỏ cơ quan. Song ý định này tăng dần theo cấp học mà họ được đào tạo và tỷ lệ này ở nữ cao hơn nam. Ở trình độ cao đẳng, số lượng nữ muốn chuyển việc chiếm 15,8%, còn nam là 15%; ở cấp sau đại học – nữ là 21,4% và nam là 16,3%.

Cũng theo như nghiên cứu của chúng tôi, ở độ tuổi 46 – 50, công chức có ý định rời bỏ cơ quan nhiều hơn các độ tuổi khác và tỷ lệ ở nam cao hơn nữ : 27,1% và 18,1%. Ở độ tuổi trên 50, tỷ lệ này ở nữ là 14,3% và nam là 13,2%. Điều này cho thấy sự không hài lòng với công việc ở nữ tăng cao ở chặng cuối của con đường chức nghiệp.

Những nguyên nhân khiến công chức rời bỏ Nhà nước cũng là những điều mà công chức muốn, song môi trường làm việc trong một số cơ quan Nhà nước chưa đáp ứng được. Những mong muốn chính đáng của công chức cần được đáp ứng, nhất là trước những biến động mạnh mẽ của thị trường, của giá cả, của sức hút nhân lực chất lượng cao từ các doanh nghiệp ở khu vực tư.

Ngay từ khi bắt đầu công cuộc cải cách kinh tế, vai trò của công chức đã được Đảng và Nhà nước ta xác định là một trong bốn phương diện của cải cách hành chính. Qua mỗi giai đoạn phát triển, vấn đề công chức lại đặt ra với những yêu cầu mới cần được giải quyết. Những biến động về cán bộ, công chức rời bỏ cơ quan Nhà nước có xu hướng tăng lên cho thấy sự cấp thiết phải thực thi tư tưởng chuyên nghiệp hóa đội ngũ này và tìm kiếm phương thức quản lý công chức có hiệu quả, tạo động cơ trong phát triển nghề nghiệp của họ.

PGS Nguyễn Thu Linh
Phó Viện trưởng Viện Các vấn đề xã hội
Trưởng nhóm nghiên cứu “Tác động giới trên con đường chức nghiệp của công chức” (Học viện Hành chính)

Theo lanhdaonet

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *