Vụ nổ bom khiến cả trăm người chết ở Mumbai đã gây chấn động thế giới. Vậy Mumbai là thành phố như thế nào và có vị trí thế nào ở Ấn Độ? Trước khi trở thành thành phố, Mumbai là tập hợp bảy hòn đảo nằm rải rác giữa sóng nước bập bềnh ngoài khơi Ấn Độ. Qua năm tháng, biển rút dần và bảy đảo nhập vào đất liền, trở thành một phần của đất nước đông đúc đó. Nhờ ở sát biển, nơi đây trở thành thủ đô thương nghiệp và điện ảnh của Ấn Độ, đồng thời là cánh cửa nối Ấn Độ với thế giới.
Ấn Độ đã kéo được Mumbai vào lãnh thổ mình, nhưng quá trình xây dựng và khẳng định vị thế của thành phố này thì vẫn đang tiếp diễn. Thành phố được nối với đất liền bằng một cây cầu đường bộ ở khu ngoại ô phía Bắc, dài 32 km, từ pháo đài Nam Mumbai, cách rất xa nội địa Ấn Độ.
Người giàu vẫn ở Ấn Độ, nhưng không biết mấy về nó. Tin tức tới, nói về lụt lội và đói kém, nạn trộm cắp và suy dinh dưỡng. Và họ tự nói với bản thân rằng họ ở trong một thế giới khác.
Khuynh hướng thoát ly thực tế rất rõ ràng. Những năm 1960, giới trẻ coi chương trình ca nhạc phương Tây trên Đài Phát thanh Toàn Ấn Độ như một thứ tôn giáo. Trong những năm 1980, phụ nữ giàu bay đến London để khỏi phải mua sắm trong các khu chợ ẩm thấp. Những năm gần đây đã mang tới Ấn Độ gelato (kem Ý), sushi, các chương trình thời trang với người mẫu Nga, hộp đêm, các nhà hàng phục vụ thịt bò thông thường cho tới thịt bò loại trung bình – hiếm (những người theo đạo Hindu chiếm đa số ở Ấn Độ không ăn thịt bò).
![]() |
Một phụ nữ đang nấu nướng ngay trên lề đường, trước một khu nhà tạm ở Mumbai |
Ở đây, niềm tự hào lớn nhất là bạn “Vừa mới trở về” sau một chuyến đi nước ngoài, còn lời khen đáng giá nhất với một nhà hàng là “Cứ như thể chẳng phải Ấn Độ ấy”. Tầng lớp đã toàn cầu hóa của Mumbai đang khát khao biến nơi này thành một thành phố quốc tế. Các nhà lãnh đạo dự kiến xây dựng thành phố giống như Thương Hải trước năm 2020 – một kế hoạch, phải nói thật là, đã không kịp thời hạn. Người giàu liếc nhìn khi Madona ăn tối tại Salt Water Grill, còn Angelina Jolie đến uống rượu ở Indigo : họ nói rằng đó là điềm báo Mumbai sẽ gia nhập hàng ngũ New York, London, Paris – những cái tên xuất hiện trên cửa kính các cửa hàng ở khắp mọi nơi.
Một người từ nước ngoài tới, đầu tiên, sẽ bắt gặp một thành phố cởi mở. Nhưng có một sự còn ẩn sâu nơi đây. Nếu một người trẻ tuổi sống lưu vong coi Mumbai là điểm bắt đầu chuyến hành trình thì thành phố này lại là nơi nương náu của hàng triệu người di cư, những người nghĩ về nó theo hướng hoàn toàn ngược lại : một điểm đến trong mơ, cho người ta mọi thứ mà vùng nội địa (Ấn Độ) không có, cơ hội để đổi đời, để phá bỏ định mệnh của cá nhân.
Ống kính của Dickens hoặc Horatio Alger cho chúng ta một bức tranh đơn giản về Mumbai : giàu và nghèo, biệt thự và khu ổ chuột, những kẻ béo phì và những người suy dinh dưỡng. Trong thang máy của những khu văn phòng, nhân viên ngân hàng và luật sư cao hơn những người đưa thư nghèo khổ tới cả foot (khoảng 30cm).
Những tòa nhà chọc trời tráng lệ mọc lên bên cạnh những khu nhà xập xệ lúc nhúc muỗi. Cùng một lúc, nơi đây là thiên đường, và cũng là địa ngục.
Cái bạn thấy ở Mumbai phụ thuộc vào những thứ khác mà bạn đã thấy.
Với những người lớn lên trong những căn nhà kiểu phương Tây thì tiêu chuẩn phải là New York.
So sánh với Mumbai thì thật là khó.
Nhưng chắc chắn là trong năm năm gần đây, thành phố đang tiến tới danh hiệu toàn cầu. Một cửa hiệu đồng hồ cao cấp vừa được xây dựng. Các nhà hàng phục vụ đồ ăn cao cấp. Các cửa hiệu thời trang Ấn – Âu bắt đầu thu hút du khách quốc tế. Người dân thì bắt đầu nói về thời trang cao cấp và Davos như thể đó là chủ đề thường nhật. Còn hôn gió thì Ấn Độ đã tương đương với việc không hôn trước đây.
Các nhà lãnh đạo cố gắng ra vẻ như Mumbai đã là thành phố như họ mong muốn. Người dân sẽ nói với bạn rằng Mumbai “cũng như New York” trước khi bắt đầu phàn nàn về những lý do khiến Mumbai không phải New York : không có quán ăn nào thú vị, quang cảnh không đẹp, không có phim đột phá, không có riêng tư. Có cảm giác như thành phố này mãi mãi cố gắng trở thành cái nó không thể.
Nhưng, cứ mỗi phút trôi qua, lại thêm những người dân di cư tràn tới, với quá khứ hoàn toàn khác, và suy nghĩ của họ về Mumbai cũng hoàn toàn khác.
Họ tới từ khoảng 660.000 ngôi làng trên khắp Ấn Độ. Có thể là trời hạn hán và mùa màng thất bát. Có thể mẹ họ lâm bệnh và cần có tiền để phẫu thuật. Có thể họ đã vay tiền, rồi nợ nần chồng chất tới mức nghề vắt sữa bò hoặc gặt lúa mì không thể trang trải nổi. Cũng có thể họ đã quá mệt mỏi với việc chờ tương lai tự tìm đến với mình.
Họ đến đây bằng tầu hỏa, rồi đi bộ đi tìm họ hàng và bạn bè, mong được giúp đỡ. Họ cần việc làm và đi lang thang trên phố, hỏi những người bảo vệ công trường xây dựng xem đội thi công có cần người giúp việc không. Họ sống trong những căn phòng chật chội hay trong các lán tạm ở các khu ổ chuột như Dharavi, nơi mà có tới một triệu người chen chúc trong hai km rưỡi vuông, tương đương một dặm vuông.
Trong những mê cung tổ ong này, không gian và cuộc sống đều được chia sẻ, bài bạc thì thâu đêm, còn nước bẩn thì chảy thành sông trong các rãnh thoát.
Những khu ổ chuột ngày càng lan rộng : nếu nhìn Mumbai từ trên trực thăng, thành phố trông giống như bông hoa đang nở hoặc khối u ung thư di căn.
Điều này giải thích khung cảnh trái ngược của Mumbai : một bên là những siêu thị miễn thuế, bên kia là trại tị nạn. Người giàu phàn nàn rằng luồng di dân làm quá tải các dịch vụ công cộng, làm tắc nghẽn đường phố – biến 15 phút lái xe thành một chuyến thám hiểm dài hai giờ, hoặc biến một bất động sản thành một khu ổ chuột. Họ nói rằng di dân chuyên khạc nhổ, ăn cắp điện, phạm tội, tấn công phụ nữ, và chỉ sống bằng tiền trợ cấp.
Có lẽ vì thế mà những người giàu mơ về New York. Nhưng người nghèo thì vẫn yêu Mumbai, vì họ biết những địa điểm khác [mà người giàu không biết].
[Họ biết] truyền thống khuyên nên chết đi ở nơi mình sinh ra, và sống theo cách tổ tiên đã sống. Nơi đó, con của một người thợ thuộc da, nếu có đầu óc khoa học thì cũng sẽ bỏ mặc nó thui chột. Nơi đó, tình yêu không được chấp nhận có thể sẽ kết thúc bằng án mạng. Nơi đó, nghèo đói, bệnh tật, nợ nần và lại ngh&egr
ave;o đói quay vòng nhanh đến mức nó xóa nhòa mọi hy vọng.
Và trong những khu phố bẩn thỉu ấy, họ tận hưởng những thứ mà người giàu cho là tất nhiên : kỹ năng tìm việc mà không cần “quen biết ai đó”, sự nhẹ nhàng khi không có gốc gác gì, khả năng tái phát hiện và cả việc vô danh cũng trở thành cao quí.
Nhưng đây thật là một kiểu giá trị lạ lùng. Họ phải chịu khổ cực, phải ngủ trong lều lán, trên vỉa hè hay trong taxi để được tôn trọng ở ngôi làng mà có thể họ chẳng bao giờ còn được thăm lại.
Đi qua đám hỗn độn đầy màu sắc trên đường phố Mumbai, giữa những người thú vị và những kẻ keo kiệt, một người có thể sẽ hỏi : Liệu có thành phố nào khác có thể rèn luyện con người bằng những bi kịch, hài kịch, những điều ngu xuẩn và những lời hứa hẹn [như Mumbai]?
Mumbaikar (người Mumbai), như cách họ được gọi, không thể cưỡng lại nhau, cũng không thể cưỡng lại Mumbai. Ai muốn đi có thể đi. Họ vẫn ở lại đây, vì những lý do mà có lẽ chính bản thân họ cũng không hiểu nổi.
Những người mới đến ấy có thể từng sống trong một ngôi làng nào đó, như 700 triệu người Ấn Độ khác đang sống, cùng với niềm tin của họ. Những người ấy cũng chọn “đầu tư” chính bản thân mình tại đây [Mumbai].
Không có sự đầu tư nào là tuyệt đối và riêng biệt. Mumbai phát triển nhờ tích lũy hy vọng : vì nhiều người đầu tư vào đây nên nó trở thành nơi đáng được đầu tư nhiều hơn. Ở càng lâu, bạn càng khó nhận ra dáng vẻ, mùi vị, âm thanh của Mumbai. Thay vào đó, bạn nghĩ về cái mà nơi đây có thể trở thành. Bạn sẽ thấy say mê tính cộng đồng của 19 triệu người xung quanh. Đứng giữa địa ngục, bạn chợt tìm thấy thiên đường.
Đông Quang (Vietimes) – Theo IHT