(TuanVietNam) – Cho học sinh tự chọn sách để đọc, kết quả đạt là 15/18 em lớp 8 đạt kết quả xuất sắc; 8/13 em lớp 7 đứng đầu. Vậy, người Mỹ còn e dè gì phương pháp này?
Lớp học áp dụng kiểu mới
Cô McNeil đã quay lại Jonesboro và quyết định áp dụng những gì cô đã quan sát. Cô biết cô may mắn hơn một số giáo viên khác trong chương trình Edgecomb, những người bị chồng chất gánh nặng với những lớp học lớn mà các tiết học lại ngắn ngủi. Trong khi cô có không quá 20 học sinh trong một lớp và có tới 100 phút dạy mỗi ngày.
Cố gắng bắt chước không khí thoái mái trong lớp học của cô Atwell, cô McNeil đẩy bàn ghế ra khỏi hàng đến sát tường. Cô đặt các tấm đệm ngồi trên sàn và đặt một cái ghế lên phía trước.
![]() |
Lớp học trước kia của cô McNeil (ảnh: NYTimes) |
Hiệu trưởng của cô – Freda Givens – bị thuyết phục bởi lòng hăng hái nhiệt tình của cô McNeil và đồng ý ủng hộ. Nhưng cô McNeil cũng cảnh báo : “Tôi không chắc học sinh có đạt kết quả tốt trong những bài kiểm tra được chuẩn hóa hay không.”
Cô McNeil bắt chước cách thức làm việc của cô Atwell. Nhiều học sinh bắt đầu năm học bằng những quyển sách lựa chọn mà cô cho là quá đơn giản. Cô khuyến khích các em đọc những quyển sách ở cấp độ cao hơn. Sau khi Khristian Howard – một học sinh lớp 7 chăm chỉ nhất – đọc “Chaka! Xuyên qua lửa” – một cuốn hồi ký của ngôi sao ca nhạc R&B Chaka Khan, cô gợi ý rằng, cô đang thử đọc cuốn tự truyện của Maya Angelou “Tôi biết vì sao chim trong lồng lại hót”.
Cô yêu cầu học sinh ghi lại những cảm nhận về mỗi cuốn sách, có trích dẫn cụ thể và phân tích chủ đề. Jeannae thường viết bốn đến năm trang giấy in trong khi một năm trước, cô bé đã từng cảm thấy buồn chán khi đọc sách và thấy chẳng có gì nhiều để nói về mỗi cuốn sách..
Nhưng giờ thì mọi thứ đã khác. Một thế giới mới mở ra. Hồi tháng 2, cô đọc “Đó là một kiểu truyện cười” – một cuốn tiểu thuyết của Ned Vizzini về một thiếu niên tuyệt vọng phải tìm đến bệnh viện tâm thần. Jeannae tâm sự trong cuốn nhật ký đọc sách của mình : “Sau khi đọc cuốn sách này, tôi muốn trở thành một nhà tâm lý”. Quyển sách đã thay đổi quan điểm của cô bé về bệnh tâm thần.
Cô bé viết : “Tôi nghĩ mọi người bị cho là điên là những người không hoàn toàn điên, họ chỉ nhìn thế giới khác với mọi người. Họ không thực sự biết làm thế nào để diễn tả cho đúng mà không một ai chấp nhận điều đó. Vì thế họ khóa mình trong trại tâm thần.”
![]() |
… Và khi cô áp dụng phương pháp mới (ảnh: NYTimes) |
Nhưng cô McNeil cũng gặp vài khó khăn. Trong tháng hai, hai học sinh của cô bị trượt bài tập về nhà môn viết. Cô sợ rằng cô hiệu trưởng có thể sẽ không để cho cô tiếp tục phương pháp này nữa. Thật may mắn, cô đã không bị can thiệp.
Cô McNeil biết rằng, nhiều học sinh được yêu cầu viết về những gì họ đọc thường xuyên hơn có thể tìm cách copy bài của người khác. Hồi tháng ba, một trong những học sinh lớp 7 ngoan cố nhất của cô đã đạo văn từ nhật ký đọc sách của một em khác ở Australia.
Cô quở trách cậu học trò và yêu cầu cậu ta làm lại. Một lần nữa, cô lại thất vọng khi thấy cậu ta chỉ viết mỗi mọt đoạn tổng kết nội dung và kết luận : “Tôi khuyên các bạn thiếu niên nên đọc quyển sách này, những người muốn đọc những thứ vớ vẩn”.
![]() |
Các em học sinh của cô McNeil chưa bao giờ mê đọc sách như thế (Ảnh: NYTimes) |
Kết quả tuyệt vời
Trong cuộc họp với các đồng nghiệp dạy tiếng Anh, cô McNeil cho họ thấy những cuốn nhật ký đọc sách của học sinh và giải thích phương pháp dạy học mới. Một số tỏ ra tò mò nhưng chẳng ai sẵn sàng từ bỏ những cuốn sách giáo khoa hay các tiểu thuyết cổ điển.
Một vài đồng nghiệp cho rằng cô McNeil chỉ có thể áp dụng được cách này vì đối tượng dạy học của cô là những học sinh năng khiếu.
Dù sao trong tháng 5, cô McNeil cũng cảm thấy được khích lệ khi nhận kết quả bài kiểm tra theo tiêu chuẩn của bang của học trò.
Trong 18 học sinh lớp 8 của cô thì có tới 15 em đạt kết quả xuất sắc, thuộc vào nhóm đạt điểm cao nhất. Trong khi hồi lớp 7 chỉ có 4 em đạt được số điểm đó. Và trong số 13 em học sinh lớp 7 thì có 8 em đứng đầu.
Trong tuần học cuối cùng của năm, cô Helen Arnold – mẹ của học sinh Jennae – đã gửi cho cô một bức thư cảm ơn. Cô Arnold viết : “Con tôi chưa bao giờ cảm thấy yêu thích đọc sách đến vậy, cho tới khi tham dự lớp học của cô".
Cô McNeill biết rằng cô đã không thành công khi thuyết phục tất cả học sinh của mình đọc sâu và đọc nhiều. Nhưng cô lạc quan rằng cô sẽ đạt được thành công hơn nữa trong năm học mới.
Thanh Huyền – TVN