Lý Toét chạm trán với y phục hiện đại

 
Tôi đã trình bày rằng, nhân vật Lý Toét rõ ràng đã thực hiện chức năng cơ bản là cung cấp những lời bình luận khôi hài về sự tương phản giữa cái cũ và cái mới, giữa quá khứ và hiện tại (và tương lai), và giữa giá trị hiện đại và truyền thống. Trên tờ Phong Hóa, Lý Toét trực tiếp bị ném vào xã hội thành thị hiện đại, nơi ông bị lạc lối. Trên những trang báo đó, Lý Toét bị quảng cáo của các bác sĩ, những nhà sản xuất quần áo và dược phẩm bao vây, và đôi khi còn bước vào “thế giới đó” [1]. Lý Toét là hình mẫu của tất cả những điều mà thị dân nhìn thấy nơi viên lý trưởng nhà quê lạc hậu, bị khinh bỉ cả vì sự hủ lậu và lên mặt ta đây.

Điều cũng quan trọng không kém là chúng ta có thể đặt Lý Toét vào điều mà, theo Greg Lockhart (nhà sử học người Úc, là dịch giả một số tác phẩm của Nguyễn Huy Thiệp, Vũ Trọng Phụng, Nhất Linh, Nguyên Hồng… ), là một sự chuyển đổi ý thức liên quan đến mục đích của văn học [2]. Trong quá khứ, Lockhart nhận xét, văn xuôi Việt Nam thường xuyên được dùng như một loại "tấm gương đạo đức" để phản ánh điều nên làm trong cuộc sống. Nghĩa là, những văn bản đó có chức năng mô phạm rõ ràng, phản ánh những phẩm chất đạo đức đặc thù mà giới sĩ phu sáng tác ra chúng muốn đề cao. Thế giới mới của báo chí hiện đại đã thay đổi căn bản cách tiếp cận này, khi những tạp chí như Phong Hóa tìm cách miêu tả thế giới đúng như nó vốn có chứ không phải như nó nên có [3]. Mục đích của tấm gương bây giờ là phản chiếu thế giới thực, thay vì là một công cụ dạy dỗ. Ðặt trong bối cảnh này, Lý Toét thực sự đại diện cho sự va chạm giữa hai quan điểm này.

Mặc dù hoàn toàn không phải là điển hình cho giới Nho sĩ, Lý Toét đại diện cho một quan niệm đặc thù về một thế giới trong đó có những yếu tố mạnh mẽ của cái “nên là” thay vì của cái “chính là”. Trong những cuộc chạm trán với xã hội đô thị, Lý Toét liên tiếp đối mặt với thế giới hiện thực, ngay cả khi ông ta cố gắng đặt thế giới ấy vào trong bối cảnh của những gì ông biết, hay của những gì mà ông nghĩ là mình biết, về việc thế giới nên là như thế nào.

Tuy nhiên, Lý Toét không chỉ đơn giản là một hình ảnh trái ngược hiển nhiên, một nguồn hài hước từ vẻ khờ khạo, lạc lõng, và tính xuẩn ngốc rõ rệt ở ông ta, mà Lý Toét còn đại diện cho một số thứ khác. Trước hết, ông ta phản ánh tình trạng phân cách giữa thành thị và nông thôn ngày càng tăng, tạo ra sự phân chia trong xã hội Việt Nam, những biểu hiện mà trước đây còn hạn chế. Về phương diện này, Lý Toét đại diện cho quan điểm về một thời và sự thay đổi đột ngột phân cách thành thị với nông thôn.

Thứ hai, Lý Toét được dùng để nhắc nhở về tầm quan trọng của tri thức như một công cụ cần thiết để tồn tại trong môi trường thành thị hiện đại. Những hành động của Lý Toét và các cuộc chạm chán của ông [với cuộc sống đô thị] liên tiếp nhấn mạnh rằng, “hiện đại” không chỉ đơn thuần mang tính bề mặt và việc bắt chước sự “hiện đại”, mà đặc biệt là của Âu châu, còn đòi hỏi phải có kiến thức để hiểu sự “hiện đại” đó được vận hành như thế nào.

Cuối cùng, là một nhân vật bị nhạo báng, Lý Toét là một phần trong cái công thức cho phép thị dân, ở một mức độ nào đó, được tự tán thưởng độ tinh tế của mình khi so sánh với người dân nông thôn. Chứng kiến những thất bại của Lý Toét trong việc hiểu cách vận hành của công nghệ hiện đại và việc Lý Toét hiểu sai chức năng một số yếu tố nhất định của đô thị hiện đại, người đọc có thể, với cái nhìn kẻ cả, đo mức độ tinh tế của chính mình.

Ở mức độ hiển nhiên nhất này, sự hài hước về Lý Toét được sử dụng để biểu thị sự ưu việt nhất định của thành thị so với dân quê, và vì vậy, Lý Toét thường bị biếm họa như một gã ngốc, bất lực, thậm chí trước cả những logic sơ đẳng nhất. Lý Toét không thể hiểu nổi chức năng của ống mút, ông không biết cách xem đồng hồ đeo tay [4]. Không những ông gặp khó khăn trong việc hiểu chức năng của nhiều loại dụng cụ hiện đại, mà còn thường bộc lộ là người không có nổi thứ logic cơ bản nhất, hoặc rõ ràng không hiểu được các ý niệm (thường đến mức) mà đa phần người dân thành thị thậm chí không để ý đến. Bằng cách này, người dân quê Việt Nam được mô tả không những là không văn minh, mà còn bất lực về mặt tri thức.

Nhân vật Lý Toét nói riêng, và báo Phong Hoá nói chung, phản ánh và định hình một khái niệm kép về tính hiện đại. Một mặt, đây là một khái niệm riêng biệt về thời gian : rằng hiện tại khác với quá khứ rõ rệt và trải nghiệm được (dù là so với một quá khứ tương đối gần đây), và rằng con người sống và ho

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *