![]() |
Trò chơi giải ô chữ lần đầu tiên xuất hiện trên tạp chí Phong Hoá |
Phong Hoá và Ngày Nay (xuất bản lần đầu vào năm 1935) vừa phản ánh khát vọng vừa mở lối cho các nỗ lực văn chương của ban biên tập – các cây viết và minh họa nòng cốt của tờ báo – đồng thời đập lại tờ Nam Phong lâu đời (1917 – 1934) vốn thân Pháp [xi], do Phạm Quỳnh, một nhà tân truyền thống và thân Pháp làm chủ bút.
Nam Phong đại diện cho một dòng của tân Nho giáo, cố gắng áp dụng một số yếu tố bảo thủ về mặt chính trị và xã hội thuộc tư tưởng Nho giáo vào xã hội Việt Nam đang thay đổi nhanh chóng trong thập niên 1920 và 1930 [xii]. Việc Nam Phong ủng hộ cái hiện đại rõ ràng đầy nghịch lý, đồng thời lại khuyến khích các giá trị mà nhiều người cho là thuộc về quá khứ Nho giáo đã khiến ban biên tập Phong Hoá nổi giận; họ liên tiếp chứng minh rằng Nho giáo không theo kịp thời thế đang thay đổi [xiii]. Khi tờ Nam Phong lâu đời đình bản vào năm 1934, Phong Hoá đã hân hoan viết lời cáo phó.
(Còn tiếp)
Yên Sa (Dịch từ Tạp chí Việt Học (Journal of Vietnamese Studies) – bài của tác giả George Dutton)
————————————-
[i] David Marr, “A Passion for Modernity: Intellectuals and the Media,” trong Postwar Vietnam: Dynamics of a Transforming Society, ed. Hy V.Luong (Lanham, MD: Rowman and Littlefield, 2003), 261.
[ii] David Marr, Vietnamese Tradition on Trial: 1920 – 1945 (Berkeley and Los Angeles: University of California Press, 1981), 34; cũng xem Marr, “A Passion for Modernity,” 261. Theo ước tính của Marr, con số này có thể tượng trưng việc con số những người Việt biết đọc đã tăng gấp đôi so với chỉ một thập kỷ trước đó.
[iii] Marr, “A Passion for Modernity,” 261; Philippe Papin, “Who Has the Power in the Village?” trong Vietnam Exposé: French Scholarship on Twentieth-Century Vietnamese Society, ed. Gisele L.Bousquet and Pierre Brocheux (Ann Arbor: University of Michigan Press, 2002), 29; Neil Jamieson, Understanding Vietnam (Berkeley and Los Angeles: University of California Press, 1993), 102.
[iv] Maurice Durand và Nguyen Tran Huan cho rằng Lý Toét là sản phẩm sáng tạo của Tú Mỡ và được phát triển từ năm 1927, một tuyên bố khó có thể kiểm chứng được. Xem Maurice Durand and Nguyen Tran Huan, An Introduction to Vietnamese Literature, trans. D.M.Hawke (New York: Columbia University Press, 1985), 119. Lý Toét cũng xuất hiện thường xuyên trên tờ báo chị em của Phong Hoá là Ngày Nay, mặc dù trong tiểu luận này, tôi sẽ chỉ tập trung vào các biếm họa về Lý Toét trên tờ Phong Hoá.
[v] Tuyên ngôn mười điều tâm niệm của nhóm có thể tìm được trên “Tự lực Văn đoàn”, Phong Hoá, ngày 2 tháng 3 năm 1934, trang 2.
[vi] Nguyễn Văn Ký, La Société Vietnamienne face À La Modernite: Le tonkin de la fin du XIXe siècle à la second guerre mondiale (Paris: L’Harmattan, 1995), 139.
[vii] Một tóm tắt hữu ích về sự nghiệp cũng như vai trò của Nhất Linh trong Phong Hoá có thể tìm được trong Nguyễn Văn Ký, “A City that Remembers,” trong Hanoi: City of the Rising Dragon, Georges Boudarel and Nguyễn Văn Ký (Lanham, MD: Rowman and Littlefield, 2002), 35 – 37; cũng xem Greg Lockhart, “Broken Journey: Nhất Linh’s ‘Going to France’,” East Asian History 8 (December 1994): 73 – 134; và Jamieson, Understanding Vietnam, 113 – 114.
[viii] Jamieson, Understanding Vietnam, 102.
[ix] Phong Hóa, July 28, 1933, p.3; Nguyễn Văn Ký, “The City that Remembers,” 34. Nguyễn Văn Ký ước tính con số độc giả của Phong Hóa vào khoảng 15,850 và của Ngày Nay là khoảng 7,850. Nguyễn Văn Ký, La Société Vietnamienne, 107.
[x] Ô chữ đầu tiên, chẳng hạn, xuất hiện vào ngày 17 tháng 3 năm 1933 (trang 15) dưới đề mục “Xếp chữ ô” và bao gồm giải thích cặn kẽ cách chơi. Sau đó, mục ô chữ xuất hiện đều đặn trên Phong Hoá.
[xi] Hai tờ cùng xuất bản trong khoảng một thời gian ngắn vào năm 1935, nhưng năm tiếp theo, tờ Phong Hoá đình bản trong khi Ngày Nay vẫn tiếp tục.
[xii] Hue-Tam Ho Tai, Vietnamese Radicalism (Cambridge, MA: Harvard University Press, 1992), 49.
[xiii] “Tự lực Văn đoàn,” Phong Hóa, March 2, 1934, trang. 2.
Theo Vietimes