Sông Mé-kong

 
Riêng tại khu vực ĐBSCL, nơi có địa hình tương đối thấp, nhiều nơi cao trung bình chỉ khoảng 20 – 30 cm so với mực nước biển hiện nay. Do đó, nếu nước biển dâng cao thêm 1 mét thì khoảng 70% diện tích đất sản xuất nông nghiệp ở ĐBSCL sẽ bị xâm nhập mặn, gây mất khoảng 2 triệu ha đất trồng lúa. Nhiều địa phương sẽ chìm trong nước, cụ thể : tỉnh Bến Tre mất 1.131 km2 (hơn 50% diện tích), Long An mất 2.169 km2 (gần 50%), Trà Vinh mất 1.021 km2 (gần 46%), Sóc Trăng mất 1.425 km2 (gần 44%), Vĩnh Long mất 606 km2 (gần 40%)…

Theo kịch bản này, thời gian ngập úng ở ĐBSCL có thể kéo dài từ 4 – 5 tháng trong năm, làm 38% diện tích đất đồng bằng bị nhấn chìm, 90% diện tích đất bị nhiễm mặn. Là vùng chịu ảnh hưởng nặng nề nhất nên nước biển dâng cao hơn sẽ làm cho vùng ngọt hóa ở ĐBSCL hiện nay thành vùng nước lợ, làm thay đổi thủy văn dòng chảy và gây áp lực đến 90% diện tích ngập nước. Suy giảm tài nguyên nước sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là nghề cá. Quá trình xâm nhập măn vào nội đồng sẽ lâu hơn, tập trung tại các tỉnh ven biển như Cà Mua, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Trà Vinh, Bến Tre, Tiền Giang, Long An, Kiên Giang… làm cho nguồn nước ngọt càng trở nên khan hiếm.

Ông Lê Công Thành – Cục trưởng Cục Khí tượng Thủy văn và BĐKH – cho rằng, BĐKH không chỉ đơn thuần là hiện tượng nước biển dâng cao, mà quan trọng hơn là sự xáo trộn của môi trường dẫn đến làm thay đổi cuộc sống của nhiều loài trên trái đất. “Có 2 việc cần thiết để đối phó với BĐKH là : giảm khí thải nhà kính để giảm tác nhân gây BĐKH và tìm biện pháp thích nghi với hiện tượng này. Trong đó, việc chúng ta cần làm hiện nay là tìm giải pháp để thích nghi” – ông Thành đề xuất.

TS Lê Anh Tuấn – Viện nghiên cứu BĐKH (Trường ĐH Cần Thơ) – nhận định, BĐKH sẽ tác động đến sản xuất lúa và nuôi trồng thủy sản, hai lĩnh vực vốn được coi là thế mạnh của ĐBSCL. Vì vậy, cần sớm tìm ra các giải pháp giúp người dân thích nghi như nghiên cứu chọn tạo các giống lúa chịu mặn, mở ruộng diện tích nuôi các giống thủy sản mặn, lợ, đồng thời tìm các giải pháp sản xuất tiết kiệm nước. Trong chiến lược đối phó với BĐKh cần quan tâm nhiều đến các vùng ven biển, hải đảo… vì đây là những khu vực bị ảnh hưởng nhiều nhất.

Có một nghịch lý là các quốc gia đang phát triển dù không phải là nước chịu trách nhiệm chính trong việc gây ra hiện tượng BĐKH nhưng lại là các nước bị ảnh hưởng nặng nề nhất. Ông Jean Henry Labyrie – GĐ dự án Cty Tư vấn Hà Lan Royel Haskoning – cho rằng, Hà Lan có nhiều cách làm cũng như công trình thủy lợi mà các nước đang phát triển như Việt Nam có thể học hỏi, rút kinh nghiệm. Tuy nhiên, ông cũng khẳng định, nếu nước biển dân cao trên 1 mét thì việc đắp đê ngăn chặn là không khả thi và rất tốn kém. Cụ thể hơn, ông Koos Neefjes – cố vấn cao cấp về BĐKH, Chương trình phát triển LHQ-UNDP tại Việt Nam – cho rằng, mỗi năm, Việt Nam cần khoảng từ 0,5 – 2 tỷ USD cho các giải pháp thích ứng với BĐKH. Đây là nguồn kinh phí tương đối lớn, vì vậy, ngoài nguồn tài trợ hiện có, chính phủ Việt Nam cần phải chủ động hơn nữa trong việc tìm nguồn tài chính cho trường trình này.

Tham luận tại Hội thảo, nhiều đại biểu cho rằng, những hiện tượng thời tiết cực đoan mà chúng ta đang chứng kiến mới chỉ là khúc nhạc dạo đầu của thực trạng BĐKH. Điều tồi tệ nhất của BĐKH vẫn chưa xảy ra và tất cả mọi tổ chức, cá nhân đều có trách nhiệm góp phần giảm thiểu tác nhân gây nên hiện tượng này cũng như tìm ra những gải pháp thích nghi với nó.

Theo báo cáo của Ngân hàng phát triển châu Á (ADB), tác động của BĐKH sẽ dẫn đến sự suy giảm đáng kể năng suất ngũ cốc và đe dọa an ninh lương thực. Dự báo tới cuối thế kỷ này, sản lượng mùa vụ ở châu Á có thể giảm hơn 19% nếu không sử dụng phân bón cácbon. Trong số các nước Đông Nam Á thì mức giảm từ 15% đối với Việt Nam và 26% đối với Thái Lan. Ước tính với mức suy giảm này sẽ dẫn đến sụt giảm khoảng 1,4% GDP hàng năm vào năm 2080. Nếu tính cả sự méo mó của thị trường thì mức sụt giảm GDP có thể lên tới 1,7%.

Trong khuôn khổ Hội thảo này, Kiên Giang đã ký kết và công bố thỏa thuận tài trợ 20 dự án của các tổ chức trong và ngoài nước với tổng số tiển trên 92,5 tỷ đồng. Cũng trong khuôn khổ MDEC Kiên Giang 2010, Hội nghị hợp tác xúc tiến Kiên Giang 2010 đã được tổ chức cùng ngày, đã được thu hút sự quan tâm của rất nhiều doanh nghiệp trong và ngoài nước.

Vào lúc 20 giờ tối 24/6, lễ công bố khu dự trữ sinh quyển thế giới – Kiên Giang và vinh danh các tổ chức, cá nhân có sự đóng góp vì sự phát triển bền vững của vùng ĐBSCL đã được tổ chức long trọng tại TP Rạch Giá, Kiên Giang. Khu dự trữ sinh quyển thế giới Kiên Giang (DTSQTG) được UNESCO công nhận năm 2006. Khu DTSQTG này bao gồm cả biển, đất liền và hải đảo, với các vùng lõi thuộc VQG U Minh Thượng, VQG Phú Quốc và khu bảo tồn biển, khu rừng bảo vệ cảnh quan Kiên Lương và rừng ngập mặn ven biển. Tổng diện tích của khu DTSQ Kiên Giang 1.146.072,2 ha, trong đó, vùng lõi 23.506,2 ha (chưa kể diện tích mặt biển, bảo tồn biển khoảng 10.000 ha), vùng đệm 130.028 ha, vùng chuyển tiếp 992,545 (trên cạn 189,439 ha, còn lại là diện tích mặt biển).

Khu DTSQ Kiên Giang là một trong 5 khu DTSQ của Việt Nam được UNESCO công nhận và là khu sinh quyển lớn nhất Đông Nam Á hiện nay.

Đ.T.CHÁNH – LÊ HOÀNG VŨ – Theo NNVN

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *