Tàu Voskhod II

Không nghi ngờ gì nữa, cuộc trình diễn này là minh chứng cho thấy Trung Quốc đang sẵn sàng gia nhập hàng ngũ những người khổng lồ về vũ trụ của thế giới : Nga và Mỹ. Liệu những sự kiện này có gây cho Washington và Moscow lo lắng không? Liên bang Xô viết lần đầu tiên vào vũ trụ năm 1965 khi Aleksei Leonov bước ra khỏi tàu vũ trụ Voskhod II. Cũng năm đó, Mỹ đã thực hiện việc này sau đó một chút, khi Ed Wite ra khỏi tàu Gemini.

Trung Quốc cho rằng việc vào vũ trụ là cách chứng tỏ họ đứng cạnh Mỹ và Nga, cùng bậc với các quốc gia chinh phục vũ trụ. Nhưng kẻ đối lập thực sự trong cuộc đua vũ trụ này lại không phải là phương Tây, mà là người hàng xóm châu Á – Ấn Độ. Những năm gần đây, Ấn Độ đã thay đổi hoàn toàn chương trình vũ trụ từ việc nghiên cứu khí tượng học và vệ tinh thông tin sang những dự án có vẻ được thiết kế để gây chú ý trên trường quốc tế. Chương trình robot của họ được lập trình để phóng tàu thăm dò không người lái vào ngày 22/10 sẽ quay quanh Mặt trăng trong 2 năm.

Nhật cũng đang xem xét việc mở rộng chương trình vũ trụ – bao gồm cả nghiên cứu về Trạm vũ trụ quốc tế, kinh doanh vệ tinh thương mại và khai thác những ứng dụng quân sự. Tuy nhiên, sự thống trị của Bắc Kinh là không thể lay chuyển. Cũng như việc trước đây Liên Xô phóng vệ tinh Sputnik năm 1957, thành tựu gần đây của Trung Quốc đã hoàn toàn cho thấy loạt mở màn trong cuộc đua vũ trụ của châu Á hiện nay.

“Điều quan trọng nhất là Trung Quốc đã phát triển và tự nghiên cứu ngành hàng không vũ trụ độc lập” theo Hoang Hai – Viện nghiên cứu khoa học hàng không Trung Quốc. Chương trình của Trung Quốc là “Đề xuất sức mạnh, tài trí dân tộc… tăng uy thế quốc tế của Trung Quốc”, theo Zyuan chuyên gia của Học viện khoa học Trung quốc phát biểu trên tờ People’s Daily.

Nhà du hành Dương Lợi Vỹ

Chương trình vũ trụ của Trung Quốc đã vào cuộc đua khi nhà du hành Dương Lợi Vỹ làn đầu tiên bay vào quỹ đạo của Trái đất tháng 10 năm 2003. Năm ngoái, Trung Quốc tung ra vệ tinh thời tiết, gây thêm thanh thế. Hiện họ đang xây bệ phóng thứ tư trên đảo Hainan, cho tên lửa mới 25 tấn chở các thiết bị lên Trạm vũ trụ của họ, trạm này sẽ được lắp đặt vĩnh viễn. Kế hoạch sắp tới của Trung Quốc sẽ là đưa tàu do robot điều khiển hạ cánh lên Mặt trăng và cả đưa tàu do người điều khiển lên bề mặt của Mặt trăng. Mặc dù Mỹ áp đặt kiểm soát xuất khẩu công nghệ, hoạt động vệ tinh của Trung Quốc vẫn đang phát triển mạnh mẽ. Họ đã phóng tổng cộng 79 vệ tinh – 10 chiếc năm 2007. Năm nay, Ấn Độ đã phóng 11 vệ tinh, và họ sẽ trở thành quốc gia đầu tiên phóng 10 vệ tinh trên 1 tên lửa.

Mỹ và Liên Xô đã tranh đua bằng cuộc chiến tranh lạnh, nhưng Ấn Độ và Trung Quốc đang ganh đua việc dẫn đầu về kiến thức và con người. Đó là công nghệ đang phát triển, tài năng và thị trường Trung Quốc hy vọng đưa tên lửa và tàu vũ trụ vào những phát minh và sản phẩm mà họ có thể có bằng sáng chế độc quyền. “Trung Quốc hiện đang ở đẳng cấp thế giới về robot” theo nhà khoa học người Anh Martin Sweeting, Tổng Giám đốc Công ty công nghệ vệ tinh Surrey, công ty đã xây dựng vệ tinh điều khiển khỏi ô nhiễm phục vụ cho Olympic Bắc Kinh vừa rồi.

Sau khi Trung Quốc sử dụng tên lửa đạn đạo để phóng vệ tinh thời tiết tháng 1/2007, cơ quan vũ trụ của Nhật tranh thủ đề nghị tăng 29% ngân sách trong khi ngân sách cho toàn ngành khoa học đang chỉ là 1%/năm. Tuy nhiên, dân chúng Nhật lại lo lắng về các vấn đề xã hội do việc lão hóa dân số hơn là việc bay lên Mặt trăng. Với nền kinh tế ổn định và là thành viên của những nền kinh tế hàng đầu thế giới, Nhật không cần phải chứng tỏ nhiều.

Những tiếng vọng về chương trình của Trung Quốc được cảm nhận mạnh nhất ở Delhi, nơi chương trình vũ trụ 36 năm tuổi hiện đang lập dự án bay lên Mặt trăng. Năm 2003, phi hành gia Dương Lợi Vỹ đưa Trung Quốc vào lịch sử với chuyến bay đầu tiên vào vũ trụ, thì Ấn Độ sẽ không đạt được mục tiêu đó trước năm 2015. Lên Mặt trăng là giấc mơ thời niên thiếu của Madhavan Nair, Chủ tịch chương trình vũ trụ của Ấn Độ. Chương trình này hiện đang chi 1 tỷ USD/năm cho việc nghiên cứu, so với khoảng 2,5 tỷ USD/năm của Trung Quốc. Nếu tình hình tiến triển tốt, cuối tháng 10 Ấn Độ sẽ phóng Chandrayaan-I trị giá 100 triệu USD, tàu vũ trụ bay quanh Mặt trăng đầu tiên của Ấn. Tàu sẽ thăm dò bề mặt của Mặt trăng, phá đám mây bụi để các nhà khoa học phân tích và sẽ cắm lá cờ Ấn Độ lên đó. Tiếp theo, Chandrayaan-II, một thành quả hợp tác với Nga sẽ đưa một đoàn phi hành gia xuống Mặt trăng để khảo sát vào năm 2012. Nếu cơ quan vũ trụ thuyết phục được Nghị viện tài trợ cho những giấc mơ của họ, nhằm đưa người lên Mặt trăng năm 2020, tiếp theo là đưa robot lên sao Hoả, và Mặt trời thì chương trình của Ấn Độ thậm chí còn tham vọng hơn cả của Trung Quốc.

Cơ quan vũ trụ Ấn Độ cho rằng chương trình vũ trụ đã làm lợi gấp đôi mỗi USD mà chính phủ bỏ ra. Chẳng hạn, vệ tinh cảm ứng điều khiển từ xa, vẽ bề mặt trái đất chính xác đến từng mét, đã giúp tìm ra nguồn nước ở những vùng khô cạn, tiết kiệm 100 triệu USD cho chương trình khoan tẻ nhạt của chính phủ. Và trong khi chỉ vài năm trước đây, các quan chức ngành hàng không vũ trụ Ấn Độ bác bỏ những sứ mệnh do con người thực hiện là quá đắt và không có giá trị khoa học chắc chắn, hiện nay họ cũng ủng hộ việc vạch bản đồ về các khoáng sản : nhôm, silic, uran, titan trên Mặt trăng, nhằm hướng tới khai thác quặng trên Mặt trăng. Theo ông Nair – “Tôi không nghĩ là chúng ta tranh đua. Chúng tôi có tài sản quốc gia riêng, và chúng tôi cố gắng phát triển những điều có lợi cho mọi người”.

Tuy nhiên cuộc đua vũ trụ là cách mạo hiểm để tăng cường vị thế quốc gia : sau tất cả, tai nạn thảm khốc trong lúc thử đối với loài người có thể là sự hổ thẹn lịch sử. Nhưng mạo hiểm không phải là không có phần thưởng. Chuyến bay vào vũ trụ thành công là một cách quảng bá cho dân tộc, và rộng lớn hơn là kiểm soát chất lượng. “Chương trình vũ trụ (của Trung Quốc) chứng tỏ cho khách hàng tiềm năng của họ rằng sản phẩm của họ là an toàn”, Theresa Hitchens, Trung tâm thông tin quốc phòng Washington, nói. Trong cuộc đua toàn cầu ngày nay, đó là thông điệp mà cả Trung Quốc và Ấn Độ đều muốn gửi đến

Anh Thư – Theo Newsweek

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *