Cách sống “nhạt” của một số người trẻ hiện nay suy cho cùng cũng chỉ là phản ứng với văn hóa, mà giáo dục là một phần quan trọng trong nền văn hóa đó – một giảng viên nói.
Chưa biết điều đó đúng hay sai, nhưng rõ ràng hiện nay, chúng ta vẫn nói mãi về việc đi tìm một triết lí cho giáo dục Việt Nam.
Nền giáo dục ấy muốn đào tạo nên một con người tự do, biết suy nghĩ và hành động độc lập, và từ đó trở thành con người sáng tạo cho một xã hội tự do, sáng tạo hay đào tạo nên những con người biết chấp hành, vâng lời, phục tùng, dễ bảo, chỉ việc học thuộc lòng và làm theo người khác?
Bài viết này là những ghi chép các ý kiến của những sinh viên và giảng viên trẻ về nền giáo dục họ đang được hưởng.
* Đặng Nhật Minh (sinh viên Khoa Thanh toán quốc tế – Học viên Ngân hàng) : Đến trường chẳng có gì hứng thú
![]() |
Đặng Nhật Minh |
Ở đại học, tôi tha hồ được tự do bay nhảy. Tôi không chỉ tách xa gia đình, mà còn tách xa cả nhà trường nữa.
Ví dụ như sáng nay, tôi đến lớp từ tiết 2, lên lớp cất cặp rồi chạy xuống sân cổ vũ bóng đá. Xem đá bóng xong thì dở tiết, ngồi chơi dưới sân trường buôn chuyện, hết tiết thì tinh thần học tập giảm xuống tồi tệ. Tôi lên lớp xách cặp, chào các bạn rồi về đi chơi luôn.
Tuy nhiên, những ngày như thế này không nhiều. Hầu như là tôi đều cố gắng ngồi trong lớp nhìn đồng hồ thở dài. Có nhiều hôm tôi ngồi học, không nói chuyện, nghe cô giảng mấy tiết, tự dưng chợt nhận ra là đằng đẵng mấy tiếng liền từ nãy đến giờ mình chả hiểu gì, hỏi xung quanh thì đứa nào cũng thế cả.
Hầu như bây giờ tôi toàn tự học ở nhà, không phải là học theo phương pháp mới của Bộ đâu, mà vì nghe giảng ở lớp chả hiểu gì nên tự đọc ở nhà, cố hiểu cố nhớ mà làm bài kiểm tra.
Lớp tôi có một thầy, sách thầy viết là giáo trình chính 3 môn liền. Thầy đến chỉ để ngồi đọc sách, không cần dùng bảng, dùng máy chiếu một phút nào nhé, đọc từ dòng đầu đến dòng cuối, đọc hết thì dừng lại, 5 phút tự do thảo luận cho hiểu đoạn này bắt đầu. Muốn thắc mắc thì ghi rõ dòng nào trang nào…
Đến lớp, thầy toàn ngồi giới thiệu sách thầy viết, câu này hả, các em muốn biết thì tham khảo quyển… có thể gọi đến nhà để tôi chỉ rõ dòng nào trang nào cho mà đọc.
* Vũ Xuân Thành (sinh viên Khoa CNTT – Đại học Bách khoa Bucuresti – Rumania, cựu sinh viên lớp CLC Ngôn ngữ và Văn hóa Anh – Mỹ, Đại học Ngoại ngữ, ĐHQG Hà Nội) : Thụ động và chảy máu chất xám
Ở đại học, tôi tha hồ được tự do bay nhảy. Tôi không chỉ tách xa gia đình, mà còn tách xa cả nhà trường nữa. Ví dụ như sáng nay, tôi đến lớp từ tiết 2, lên lớp cất cặp rồi chạy xuống sân cổ vũ bóng đá. Xem đá bóng xong thì dở tiết, ngồi chơi dưới sân trường buôn chuyện, hết tiết thì tinh thần học tập giảm xuống tồi tệ. Tôi lên lớp xách cặp, chào các bạn rồi về đi chơi luôn. Tuy nhiên, những ngày như thế này không nhiều. Hầu như là tôi đều cố gắng ngồi trong lớp nhìn đồng hồ thở dài. Có nhiều hôm tôi ngồi học, không nói chuyện, nghe cô giảng mấy tiết, tự dưng chợt nhận ra là đằng đẵng mấy tiếng liền từ nãy đến giờ mình chả hiểu gì, hỏi xung quanh thì đứa nào cũng thế cả. Hầu như bây giờ tôi toàn tự học ở nhà, không phải là học theo phương pháp mới của Bộ đâu, mà vì nghe giảng ở lớp chả hiểu gì nên tự đọc ở nhà, cố hiểu cố nhớ mà làm bài kiểm tra. Lớp tôi có một thầy, sách thầy viết là giáo trình chính 3 môn liền. Thầy đến chỉ để ngồi đọc sách, không cần dùng bảng, dùng máy chiếu một phút nào nhé, đọc từ dòng đầu đến dòng cuối, đọc hết thì dừng lại, 5 phút tự do thảo luận cho hiểu đoạn này bắt đầu. Muốn thắc mắc thì ghi rõ dòng nào trang nào… Đến lớp, thầy toàn ngồi giới thiệu sách thầy viết, câu này hả, các em muốn biết thì tham khảo quyển… có thể gọi đến nhà để tôi chỉ rõ dòng nào trang nào cho mà đọc.
![]() |
Vũ Xuân Thành |
Tôi thấy ở Việt Nam, từ tiểu học đến đại học, học sinh – sinh viên cứ đến lớp, thầy cô giảng bài cho chép, rồi về học theo ý đấy. Sự thụ động này dẫn đến việc thiếu khả năng tự cập nhật, tìm hiểu thông tin, mà chỉ tiếp nhận ý kiến của người khác.
Giáo viên nhiều người không chịu cập nhật kiến thức, dùng những cuốn sách “niên đại” hàng chục năm để dạy học trò. Đôi khi thầy cô chưa chắc đã đúng, nhưng học sinh cũng lười suy nghĩ, nên chất lượng giáo dục khó mà đảm bảo.
Nhiều giáo viên ở Việt Nam chỉ quan tâm đến học vị, học hàm mà quên đi nhiệm vụ chính. Họ có được mác tiến sĩ, giáo sư rồi đi làm thêm, mà không tiếp tục nghiên cứu để phát triển trong lĩnh vực của mình.
Hiện tại nhà nước mới có quy chế về việc phong học hàm, mà chưa có quy chế về việc tước bỏ học hàm đối với những ai không đóng góp thêm sau khi có học hàm đó. Đây cũng là một điều bất cập. Hơn nữa, nhiều giáo viên Việt Nam còn chưa biết sử dụng máy tính.
Ở Rumania, hầu hết giáo viên chỉ đưa tài liệu cho sinh viên học, và chỉ cho sinh viên cách tìm tài liệu. Sau đó, sinh viên tự đọc và lên lớp trình bày. Chỗ nào sai thầy sẽ sửa.
Có những điều sinh viên phát hiện ra mà thầy không biết, chính vì thế, kiến thức luôn mới và được cập nhật thường xuyên. Sinh viên có quyền phản bác thông tin của thầy cô, được nói những gì mình nghĩ, mình biết mà không sợ bị trù dập. Giáo viên sẵn sàng nhận lỗi khi kiến thức của mình sai hoặc không còn phù hợp.
Ở Việt Nam, các chính sách hỗ trợ học sinh và giáo viên giỏi chưa thỏa đáng, dẫn đến việc chảy máu chất xám là điều đương nhiên. Lương giáo sư quá thấp so với những đóng góp của họ cho sự phát triển giáo dục.
Một giảng viên đại học một tháng lương cứng tầm 3 – 4 triệu, làm sao có thể đủ cho cuộc sống sinh hoạt hàng ngày với giá cả leo thang chóng mặt? Chính vì nguồn thu nhập không đủ nên họ phải đi dạy thêm, làm thêm, không còn thời gian nghiên cứu cho bài giảng của mình chất lượng hơn.
Lương giáo viên ở Rumania thường khoảng 1.000 euro/ tháng. Người công tác lâu năm có thể là 2.000 euro. So với vật giá ở đây thì học vẫn có khả năng chi tiêu thoải mái.
* Trịnh Thái Hà (sinh viên K51 Hóa Tiên tiến – ĐH KHTN – ĐHQG Hà Nội) : Giáo trình chưa thân thiện với sinh viên
Tôi thấy ở Việt Nam, từ tiểu học đến đại học, học sinh – sinh viên cứ đến lớp, thầy cô giảng bài cho chép, rồi về học theo ý đấy. Sự thụ động này dẫn đến việc thiếu khả năng tự cập nhật, tìm hiểu thông tin, mà chỉ tiếp nhận ý kiến của người khác. Giáo viên nhiều người không chịu cập nhật kiến thức, dùng những cuốn sách “niên đại” hàng chục năm để dạy học trò. Đôi khi thầy cô chưa chắc đã đúng, nhưng học sinh cũng lười suy nghĩ, nên chất lượng giáo dục khó mà đảm bảo. Nhiều giáo viên ở Việt Nam chỉ quan tâm đến học vị, học hàm mà quên đi nhiệm vụ chính. Họ có được mác tiến sĩ, giáo sư rồi đi làm thêm, mà không tiếp tục nghiên cứu để phát triển trong lĩnh vực của mình. Hiện tại nhà nước mới có quy chế về việc phong học hàm, mà chưa có quy chế về việc tước bỏ học hàm đối với những ai không đóng góp thêm sau khi có học hàm đó. Đây cũng là một điều bất cập. Hơn nữa, nhiều giáo viên Việt Nam còn chưa biết sử dụng máy tính. Ở Rumania, hầu hết giáo viên chỉ đưa tài liệu cho sinh viên học, và chỉ cho sinh viên cách tìm tài liệu. Sau đó, sinh viên tự đọc và lên lớp trình bày. Chỗ nào sai thầy sẽ sửa. Có những điều sinh viên phát hiện ra mà thầy không biết, chính vì thế, kiến thức luôn mới và được cập nhật thường xuyên. Sinh viên có quyền phản bác thông tin của thầy cô, được nói những gì mình nghĩ, mình biết mà không sợ bị trù dập. Giáo viên sẵn sàng nhận lỗi khi kiến thức của mình sai hoặc không còn phù hợp. Ở Việt Nam, các chính sách hỗ trợ học sinh và giáo viên giỏi chưa thỏa đáng, dẫn đến việc chảy máu chất xám là điều đương nhiên. Lương giáo sư quá thấp so với những đóng góp của họ cho sự phát triển giáo dục. Một giảng viên đại học một tháng lương cứng tầm 3 – 4 triệu, làm sao có thể đủ cho cuộc sống sinh hoạt hàng ngày với giá cả leo thang chóng mặt? Chính vì nguồn thu nhập không đủ nên họ phải đi dạy thêm, làm thêm, không còn thời gian nghiên cứu cho bài giảng của mình chất lượng hơn. Lương giáo viên ở Rumania thường khoảng 1.000 euro/ tháng. Người công tác lâu năm có thể là 2.000 euro. So với vật giá ở đây thì học vẫn có khả năng chi tiêu thoải mái.
![]() |
Trịnh Thái Hà |
Tôi thấy môi trường giáo dục phổ thông và đại học Việt Nam quá chú trọng tới việc đào tạo các kiến thức về học thuật.
Ở đại học, thời gian học trên lớp ít hơn phổ thông, nhưng lượng kiến thức cần tiếp thu là quá lớn. Để thực sự hiểu và giải quyết được các vấn đề được học, tôi phải tham khảo khá nhiều tài liệu khác. Giáo trình vẫn là nguồn tài liệu chính được sử dụng, mặc dù vậy, đa số các sách chuyên ngành là sách dịch.
Việc dịch từ ngôn ngữ gốc sang tiếng Việt khiến cho nội dung khó theo dõi hơn, chưa kể nhiều đoạn bị cắt bỏ, đọc vào thấy rất khó hiểu về mặt câu chữ và kiến thức.
Tôi có điều kiện tham khảo giáo trình của các nước khác, và thấy sách của họ viết rất dễ hiểu. Sách viết rất chi tiết, dẫn giải cụ thể, nhiều hình ảnh minh họa, ví dụ sinh động. Có một điều đáng chú ý là việc chú thích và trích dẫn được chú trọng hết sức tỉ mỉ. Việc ghi nguồn của các hình ảnh hay số liệu đều được làm rất cẩn thận.
Việc này không chỉ tạo thuận lợi cho sinh viên trong việc tra cứu và đọc thêm tài liệu, mà còn khiến sinh viên ý thức hơn về những kiến thức mà mình sử dụng.
Các ví dụ đưa ra không chỉ đơn thuần là các yêu cầu tính toán, làm việc với con số, mà luôn sát với thực tiễn. Ví dụ, các bài toán về phương trình vi phân gắn với việc giải quyết vấn đề dân số… khiến cho việc học trở nên hấp dẫn hơn. Cách giáo dục của chúng ta khiến sinh viên có tư tưởng học để thi, hơn là học để hiểu biết và ứng dụng.
* Giảng viên trẻ Lê Đình Tân (sinh năm 1981, giảng viên Đại học Thương mại) : Không phải là thực học
Tôi thấy môi trường giáo dục phổ thông và đại học Việt Nam quá chú trọng tới việc đào tạo các kiến thức về học thuật. Ở đại học, thời gian học trên lớp ít hơn phổ thông, nhưng lượng kiến thức cần tiếp thu là quá lớn. Để thực sự hiểu và giải quyết được các vấn đề được học, tôi phải tham khảo khá nhiều tài liệu khác. Giáo trình vẫn là nguồn tài liệu chính được sử dụng, mặc dù vậy, đa số các sách chuyên ngành là sách dịch. Việc dịch từ ngôn ngữ gốc sang tiếng Việt khiến cho nội dung khó theo dõi hơn, chưa kể nhiều đoạn bị cắt bỏ, đọc vào thấy rất khó hiểu về mặt câu chữ và kiến thức. Tôi có điều kiện tham khảo giáo trình của các nước khác, và thấy sách của họ viết rất dễ hiểu. Sách viết rất chi tiết, dẫn giải cụ thể, nhiều hình ảnh minh họa, ví dụ sinh động. Có một điều đáng chú ý là việc chú thích và trích dẫn được chú trọng hết sức tỉ mỉ. Việc ghi nguồn của các hình ảnh hay số liệu đều được làm rất cẩn thận. Việc này không chỉ tạo thuận lợi cho sinh viên trong việc tra cứu và đọc thêm tài liệu, mà còn khiến sinh viên ý thức hơn về những kiến thức mà mình sử dụng. Các ví dụ đưa ra không chỉ đơn thuần là các yêu cầu tính toán, làm việc với con số, mà luôn sát với thực tiễn. Ví dụ, các bài toán về phương trình vi phân gắn với việc giải quyết vấn đề dân số… khiến cho việc học trở nên hấp dẫn hơn. Cách giáo dục của chúng ta khiến sinh viên có tư tưởng học để thi, hơn là học để hiểu biết và ứng dụng.
![]() |
Lê Đình Tân |
Hầu hết học trò bây giờ học theo các khối để thi đại học nên không nghĩ tới việc học các môn khác để làm giàu thêm cho tri thức của mình. Tôi có cảm tưởng là toàn bộ nền giáo dục, học trò, gia đình… đang gồng mình lên để được vào đại học, chứ không nghĩ gì tới thực học nữa. Trớ trêu là ở đại học có học tiếp hay nâng cao kiến thức gì của các môn thi đại học đâu.
Tôi thấy các sinh viên chỉ chăm chăm học cho điểm phẩy cao mà không chịu khó đọc sách. Tôi đã làm những trắc nghiệm nhỏ với các sinh viên năm 2 – 3 của các trường khối kinh tế như Thương mại, Ngoại thương, mà hỏi đến những giáo sư kinh tế hàng đầu như J.Stiglizt hay G.Mankew cũng không biết thì còn gì để bình luận nữa.
Việc học và thi cử quá nặng về kinh viện, nên hầu hết sinh viên rất mù mờ với tình hình xã hội. Từ các yếu nhân của đất nước như Tổng Bí thư, Thủ tướng, Chủ tịch nước… cho tới việc Vedan làm ô nhiễm môi trường, cho tới giá xăng dầu thế giới tăng giảm ra sao… các bạn đều mù mờ hết. Có nhiều bạn cứ thích nói về chỉ số chứng khoán tăng trưởng này khác, chứ hỏi lại có biết gì đâu.
Có một thực tế rất đau lòng, là sinh viên hầu như không có lý tưởng sống. Những sự học, sự chơi… hầu hết đều là thực dụng. Những ước mơ cống hiến cho Tổ quốc, nhân dân… hình như đang trở nên xa vời.
Đi kèm với điều đó là sinh viên ngày càng chú ý quá nhiều đến việc đánh bóng tên tuổi của mình bằng đủ các thứ : trang điểm, ăn mặc, xe cộ, điện thoại… cho tới blog, forum… Bất cứ nơi vào sinh viên cũng có thể để lại “dấu ấn”, nhưng không phải về kiến thức, bản lĩnh, phông văn hóa…
Đinh Phương Linh (ghi) – TVN