![]() |
Ảnh minh họa |
Không thể có sự cân bằng tuyệt đối, nhưng luôn có cách để lấy lại thăng bằng khi cán cân bị lệch. Tuy nhiên, với những người làm công tác quản lý, lãnh đạo, thì chỉ đạo người khác đã là khó, lãnh đạo chính mình còn khó hơn. Trong khi đó, tạo sự cân bằng cho mình chính là sự tự lãnh đạo mình. Vậy làm thế nào đây?
Theo lẽ thường, "thiếu cái gì, bù cái đó". Việc mất cân bằng cũng vậy. Khi thời gian và tâm trí của mỗi người dành cho một vấn đề nào đó nhiều hơn các vấn đề khác, sẽ cần có sự điều chỉnh để cân bằng lại. Đối với những người mất cân bằng về tình cảm gia đình, họ có thể tìm đến với bạn bè cho khuây khỏa hay trở về với gia đình sau những giờ làm việc căng thẳng để tận hưởng cảm giác bình yên. Một bữa cơm với những người thân yêu cũng có thể xua tan những mệt mỏi.
Vũ Tô Quỳnh – Giám đốc Công ty Giải pháp Phần mềm Đan Phong – dẫu thừa nhận mình chưa bao giờ có được cảm giác cân bằng, nhưng khẳng định : "Cuộc sống thực sự rất giản dị, không cầu kỳ, phức tạp. Vậy tại sao không đơn giản hóa cuộc sống của mình?"
Theo kinh nghiệm của anh Bùi Diễn, Giám đốc Công ty cổ phần Đầu tư và Phát triển đô thị Hải Phòng, không quá khó để lấy lại sự cân bằng trong quan hệ gia đình. "Thi thoảng, tôi tự cho phép mình nghỉ sớm hơn thường lệ, về cơm nước với vợ, chơi đùa với con trai. Những lúc đó, tinh thần thoải mái hơn nhiều, bà xã không còn "căng" nữa, mọi thứ lại trở lại quỹ đạo bình thường. Gia đình là thứ vô cùng quý giá mà mình cần phải dành nhiều thời gian hơn." – Anh Diễn tâm sự.
Anh cũng nói thêm : "Điều quan trọng là cứ phải mạnh dạn ủy thác công việc cho cộng sự. Thử tính xem, phân nửa thời gian một ngày là cho công việc, chưa kể ngủ nghỉ. Thế nên, cần phân phối thời gian hợp lý cho gia đình, vợ con. Tôi đã làm vậy và công việc vẫn tiến triển tốt. Mọi thứ thật đơn giản, vậy mà trước đây tôi không dám mạnh dạn thực hiện vì sợ bê trễ công việc".
Cân bằng cuộc sống – muôn người muôn cách
Trong cuộc sống, mỗi người có một tính cách, hoàn cảnh sống riêng và có những lí do riêng khiến họ mất cân bằng. Chính vì vậy, không có một công thức chung cho việc lấy lại thăng bằng. Như trường hợp của chị Dương Thị Hiến – Giám đốc điều hành Công ty Bao bì Thùy Anh. Để bớt cảm giác thiếu thốn tình cảm gia đình, chị thường tự nấu cơm rồi rủ công nhân lên ăn cùng để tạo cảm giác quây quần, ấm cúng. Chị tâm sự : "Có người động viên rằng cứ đi chơi cho khuây khỏa, nhưng ngoài nấu cơm, tôi cũng chỉ mang báo ra đọc. Nhiều khi cứ đóng cửa phòng, ngồi một mình trong đó, rồi dần dần mọi việc sẽ qua, chuyện to sẽ thành nhỏ. Đọc báo cũng làm tôi đỡ nhớ con hơn, dễ ngủ hơn".
Có người tìm cách xa rời tất cả những náo nhiệt, ồn ào để dành cho riêng mình sự tĩnh lặng. Thăm một ngôi chùa tĩnh mịch, ngồi ở một quán vắng để quan sát mọi người qua lại cũng là những phút giây quý giá. Với anh Quỳnh thì lái xe ra quốc lộ 2 xem máy bay hạ cánh là một sở thích "nâng đỡ" anh nhiều sau những lúc mất cân bằng. "Ngắm máy bay hạ cánh là lúc để bản thân mình tạm thời không nghĩ tới cái sự mất cân bằng. Lúc ấy, máy bay như phi thẳng vào mình. Đầu tiên có cảm giác sợ hãi, nhưng sau khi máy bay ngang qua đầu, nhìn thấy bụng máy bay thì cảm giác rất thích thú vì chưa bao giờ mình thấy bụng máy bay to và gần như thế. Khi máy bay hạ cánh, lại có một cảm giác khác. Mình bắt đầu nhắm mắt lại và hình dung trên máy bay có những ai, thành phần nào và đặt tâm trạng của mình vào những người ấy để có cảm giác như họ. Trên đó có thể có những doanh nhân mừng rỡ vì sắp ký hợp đồng, có thể có những người xa quê trở về nhà, những người vừa mới chia tay người thân đến nơi ở mới, thậm chí có những người không có mục đích gì, chỉ là vì buồn chán nên muốn đi chơi thôi. Máy bay chứa trong nó rất nhiều câu chuyện", anh Quỳnh say sưa kể.
Chưa hết, có những hôm, Quỳnh lang thang một mình trong đêm khuya, ra ga Trần Quý Cáp để nói chuyện với chị quét rác, người trông xe, anh xe ôm hay những người cửu vạn, bốc vác… Với Quỳnh, những lúc ngồi cùng họ bên quán nước, cùng tranh luận về những đề tài hết sức bình thường, khiến đầu óc anh nhẹ đi rất nhiều và thấy mình gần gũi hơn với mọi người.
Khác với chị Hiến và anh Quỳnh, nhiều người lại thích tìm đến những đám đông ồn ào. Những quán bar, những ngày hội, những cuộc đi chơi – picnic cùng bạn bè, hay những trận thi đấu thể thao làm cho họ phấn chấn hơn. Họ cảm thấy sảng khoái và được thư giãn hơn nhiều sau những ngày stress vì bù đầu với công việc.
Không thể có sự cân bằng tuyệt đối, nhưng luôn có cách để lấy lại thăng bằng khi cán cân bị lệch. Tuy nhiên, với những người làm công tác quản lý, lãnh đạo, thì chỉ đạo người khác đã là khó, lãnh đạo chính mình còn khó hơn. Trong khi đó, tạo sự cân bằng cho mình chính là sự tự lãnh đạo mình. Vậy làm thế nào đây? Theo lẽ thường, "thiếu cái gì, bù cái đó". Việc mất cân bằng cũng vậy. Khi thời gian và tâm trí của mỗi người dành cho một vấn đề nào đó nhiều hơn các vấn đề khác, sẽ cần có sự điều chỉnh để cân bằng lại. Đối với những người mất cân bằng về tình cảm gia đình, họ có thể tìm đến với bạn bè cho khuây khỏa hay trở về với gia đình sau những giờ làm việc căng thẳng để tận hưởng cảm giác bình yên. Một bữa cơm với những người thân yêu cũng có thể xua tan những mệt mỏi. Vũ Tô Quỳnh – Giám đốc Công ty Giải pháp Phần mềm Đan Phong – dẫu thừa nhận mình chưa bao giờ có được cảm giác cân bằng, nhưng khẳng định : "Cuộc sống thực sự rất giản dị, không cầu kỳ, phức tạp. Vậy tại sao không đơn giản hóa cuộc sống của mình?" Theo kinh nghiệm của anh Bùi Diễn, Giám đốc Công ty cổ phần Đầu tư và Phát triển đô thị Hải Phòng, không quá khó để lấy lại sự cân bằng trong quan hệ gia đình. "Thi thoảng, tôi tự cho phép mình nghỉ sớm hơn thường lệ, về cơm nước với vợ, chơi đùa với con trai. Những lúc đó, tinh thần thoải mái hơn nhiều, bà xã không còn "căng" nữa, mọi thứ lại trở lại quỹ đạo bình thường. Gia đình là thứ vô cùng quý giá mà mình cần phải dành nhiều thời gian hơn." – Anh Diễn tâm sự. Anh cũng nói thêm : "Điều quan trọng là cứ phải mạnh dạn ủy thác công việc cho cộng sự. Thử tính xem, phân nửa thời gian một ngày là cho công việc, chưa kể ngủ nghỉ. Thế nên, cần phân phối thời gian hợp lý cho gia đình, vợ con. Tôi đã làm vậy và công việc vẫn tiến triển tốt. Mọi thứ thật đơn giản, vậy mà trước đây tôi không dám mạnh dạn thực hiện vì sợ bê trễ công việc". Trong cuộc sống, mỗi người có một tính cách, hoàn cảnh sống riêng và có những lí do riêng khiến họ mất cân bằng. Chính vì vậy, không có một công thức chung cho việc lấy lại thăng bằng. Như trường hợp của chị Dương Thị Hiến – Giám đốc điều hành Công ty Bao bì Thùy Anh. Để bớt cảm giác thiếu thốn tình cảm gia đình, chị thường tự nấu cơm rồi rủ công nhân lên ăn cùng để tạo cảm giác quây quần, ấm cúng. Chị tâm sự : "Có người động viên rằng cứ đi chơi cho khuây khỏa, nhưng ngoài nấu cơm, tôi cũng chỉ mang báo ra đọc. Nhiều khi cứ đóng cửa phòng, ngồi một mình trong đó, rồi dần dần mọi việc sẽ qua, chuyện to sẽ thành nhỏ. Đọc báo cũng làm tôi đỡ nhớ con hơn, dễ ngủ hơn". Có người tìm cách xa rời tất cả những náo nhiệt, ồn ào để dành cho riêng mình sự tĩnh lặng. Thăm một ngôi chùa tĩnh mịch, ngồi ở một quán vắng để quan sát mọi người qua lại cũng là những phút giây quý giá. Với anh Quỳnh thì lái xe ra quốc lộ 2 xem máy bay hạ cánh là một sở thích "nâng đỡ" anh nhiều sau những lúc mất cân bằng. "Ngắm máy bay hạ cánh là lúc để bản thân mình tạm thời không nghĩ tới cái sự mất cân bằng. Lúc ấy, máy bay như phi thẳng vào mình. Đầu tiên có cảm giác sợ hãi, nhưng sau khi máy bay ngang qua đầu, nhìn thấy bụng máy bay thì cảm giác rất thích thú vì chưa bao giờ mình thấy bụng máy bay to và gần như thế. Khi máy bay hạ cánh, lại có một cảm giác khác. Mình bắt đầu nhắm mắt lại và hình dung trên máy bay có những ai, thành phần nào và đặt tâm trạng của mình vào những người ấy để có cảm giác như họ. Trên đó có thể có những doanh nhân mừng rỡ vì sắp ký hợp đồng, có thể có những người xa quê trở về nhà, những người vừa mới chia tay người thân đến nơi ở mới, thậm chí có những người không có mục đích gì, chỉ là vì buồn chán nên muốn đi chơi thôi. Máy bay chứa trong nó rất nhiều câu chuyện", anh Quỳnh say sưa kể. Chưa hết, có những hôm, Quỳnh lang thang một mình trong đêm khuya, ra ga Trần Quý Cáp để nói chuyện với chị quét rác, người trông xe, anh xe ôm hay những người cửu vạn, bốc vác… Với Quỳnh, những lúc ngồi cùng họ bên quán nước, cùng tranh luận về những đề tài hết sức bình thường, khiến đầu óc anh nhẹ đi rất nhiều và thấy mình gần gũi hơn với mọi người. Khác với chị Hiến và anh Quỳnh, nhiều người lại thích tìm đến những đám đông ồn ào. Những quán bar, những ngày hội, những cuộc đi chơi – picnic cùng bạn bè, hay những trận thi đấu thể thao làm cho họ phấn chấn hơn. Họ cảm thấy sảng khoái và được thư giãn hơn nhiều sau những ngày stress vì bù đầu với công việc.
![]() |
Anh Vũ Tô Quỳnh – Ảnh : N.D |
Có một câu ngạn ngữ rằng : "Hạnh phúc là được yêu khi trẻ, toại nguyện lúc trung niên, sức khỏe khi về già và có tiền ở mọi lứa tuổi". Không ít người lãng phí sức khỏe của mình ngay từ khi còn trẻ vì cuộc mưu sinh, để làm kinh tế. Khi có đầy đủ công danh thì sức khỏe suy kiệt, họ lại ước giá như đánh đổi được tiền bạc lấy sức khỏe, trong khi quên mất rằng, để khỏe mạnh không hề khó. Lắng nghe tiếng gọi của những nhu cầu của bản thân, dành một chút thời gian trong ngày dài bận rộn để tập thể dục hay chơi thể thao để tái sản xuất sức lao động… hẳn là việc ai cũng có thể cố gắng làm được.
Khi húc vào tường thì phải tìm cách rẽ
Theo chuyên gia tâm lý học Nguyễn Thị Mùi, khi có bất kỳ vấn đề mất cân bằng nào, "việc âm thầm chịu đựng một mình là báo hiệu nguy cơ tích tụ những khó khăn tâm lý". Trong khi đó, để "xử lý" mất cân bằng, nếu biết cách sẽ không hề phức tạp. Như anh Vũ Tô Quỳnh thừa nhận : "Mất cân bằng chủ yếu do tự mình gây ra, thì chính mình sẽ có cách để giải quyết nó". Song có những người lại cho rằng, tìm được cán cân thăng bằng trong cuộc sống là một điều vô cùng khó khăn mà tự họ không thoát ra được. Họ cần sự giúp đỡ, cần ai đó chia sẻ với họ những kinh nghiệm, những bài học để cân bằng và đơn giản hóa cuộc sống.
Đối với người làm sếp, việc nhanh chóng lấy lại thế cân bằng là rất quan trọng bởi đằng sau họ không chỉ là gia đình, mà còn là những nhân viên đang cần sự trợ giúp của họ.
Mất cân bằng – dù giải quyết không khó, nhưng nếu không "kịp thời", thì rất dễ khiến người trong cuộc rơi vào bế tắc hoặc tự phá bỏ đi các mối quan hệ cũng như nhiều thứ mình đã dày công vun đắp. Xin dẫn câu nói của nhà văn Lê Lựu mà ai cũng có thể tham khảo : "Trên đời có bao nhiêu loại mất cân bằng, tôi từng rơi vào cả. Nhưng mà phải nghĩ thế này : ở đời không có con đường cùng. Ở mỗi chỗ ta húc đầu vào tường thì phải nghĩ ra cách rẽ, chứ không thể cứ húc đầu vào đó mãi. Phải dùng nội lực của mình mà chiến đấu, mà tìm cách cân bằng cuộc sống".
Nguyễn Dung