Đại tướng đã ra đi, một người con ưu tú đất Việt đã nằm xuống, nhưng tình cảm mà dân tộc Việt Nam dành cho ông, mãi mãi không thay đổi. Còn đối với Quân đội Nhân dân Việt Nam, vị Lãnh đạo tài ba, người Anh cả tình thâm vẫn để lại cho thế hệ lớp lớp các chiến sỹ mai sau, những câu chuyện lịch sử chói lọi, những trận đánh hào hùng làm nên danh tiếng Việt Nam.
Ngày 22/12/1944 đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân được thành lập đo Đại tướng Võ Nguyên Giáp đứng đầu
Tư lệnh Việt Nam Giải phóng quân Võ Nguyên Giáp tại lễ duyệt binh lần đầu tiên ở Hà Nội ngày 26/8/1945 sau khi giành được chính quyền
Chính phủ Cách mạng lâm thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tháng 9/1945, người đứng bên phải Bác Hồ là Bộ trưởng quốc gia Giáo dục Vũ Đình Hòe, sau đó là tư lệnh Võ Nguyên Giáp
Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa do Quốc hội thành lập sau Tổng tuyển cử 6/1/1946, Tư lệnh Võ Nguyên Giáp đứng đầu tiên hàng thứ hai bên phải
Ngày 2/9/1946, Bí thư Tổng quân ủy Võ Nguyên Giáp đọc Nhật lệnh của Quân Ủy hội
Bộ trưởng Nội vụ Võ Nguyên Giáp được Chủ tịch Hồ Chí Minh cử vào Nam trung bộ kiểm tra tình hình chiến đấu. Ảnh chụp tại đình Xuân Hòa, huyện Ninh Hòa, Khánh Hòa năm 1946, bên cạnh là luật sư Phan Anh
Ngày 27/5/1948 Chủ tịch Hồ Chí Minh trao quân hàm Đại tướng cho Võ Nguyên Giáp theo sắc lệnh 110/SL khi ông 37 tuổi
Sắc lệnh 110/SL do Hồ chủ tịch trao quân hàm Đại tướng
Bộ trưởng Quốc phòng Võ Nguyên Giáp (thứ 4 từ trái sang) cùng các đại biểu tại hội nghị Chính viên toàn quốc lần 2 năm 1948
Bữa cơm tại chân đèo Re (Định Hóa, Thái Nguyên) năm 1948 giữa Chủ tịch Hồ Chí Minh, Tổng Bí thư Trường Chinh, Đại tướng Võ Nguyên Giáp và UV Thường vụ TƯ Đảng Lê Đức Thọ
Đại tướng Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp dự lễ thành lập Đại đoàn 308 tên truyền thống là Đại đoàn Quân Tiên phong
Đại tướng Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp tại chiến khu Việt Bắc năm 1949
Trên đường đi chiến dịch Biên giới 1950, Đại tướng Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp thăm Chủ tịch Hồ Chí Minh
Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đại tướng Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp, trung đoàn trưởng Thái Dũng (mất tay) và tiểu đoàn trưởng Dũng Mã nghiên cứu sơ đồ tác chiến chiến dịch Biên giới
Đảng ủy chiến dịch Biên giới 1950
Đại tướng Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp thị sát thị xã Cao Bằng vừa được giải phóng năm 1950
Đại tướng Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp nói chuyện với tù binh Âu – Phi trong chiến dịch Biên giới
Đại tướng Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp chào mừng đoàn quân thắng trận Biên giới trở về
Đại tướng Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp và Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Nguyễn Chí Thanh tại Tân Trào năm 1951
Đại tướng Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp và hoàng thân Souphanouvong bàn kế hoạch mở chiến dịch Thượng Lào năm 1953
Ban Thường vụ TƯ Đảng họp bàn kế hoạch tác chiến chiến dịch Thu Đông 1953-1954
Quân ủy TW họp bàn dịch Thu Đông 1953-1954: từ phải qua Chủ nhiệm Tổng cục CT Nguyễn Chí Thanh, Đại tướng Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp, Chủ nhiệm Tổng cục Hậu cần Trần Đăng Ninh, Tổng tham mưu trưởng Văn Tiến Dũng
Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng ban Thường vụ TƯ Đảng quyết định mở chiến dịch Điện Biên Phủ 1954
Sáng 26/1/1954, 17 tiếng trước khi nổ súng, Đại tướng Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp quyết định thay đổi cách đánh từ "đánh nhanh, thắng nhanh" sang phương án "đánh chắc, tiến chắc"
Giờ G đã đến – Đại tướng Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp ra lệnh nổ súng vào ngày 13/3/1954
Mệnh lệnh tổng công kích
Đại tướng Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp theo dõi diễn biến chiến dịch Điện Biên Phủ
Hội nghị Đảng ủy và Bộ Chỉ huy chiến dịch tại Mường Phăng hạ quyết tâm tiêu diệt tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ (22/4/1954)
Các chiến sỹ thi đua trong Chiến dịch Điện Biên Phủ vui mừng công kênh Đại tướng Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp tại lễ mừng công ngày 13/5/1954.
Theo dantri