Xử lý nấm xanh để trừ rầy nâu hại lúa là biện pháp vừa mang lại hiệu quả kinh tế, vừa góp phần hạn chế ô nhiễm môi trường và từng bước tiến tới sản xuất lúa theo hướng bền vững.

Tiến hành khâu tiệt trùng.

 

Xu thế của thế giới hiện nay là tạo ra sản phẩm nông nghiệp sạch, nhất là các loài rau trái. Vì vậy, song song với các biện pháp quản lý dinh dưỡng tổng hợp (INM), các biện pháp phòng trừ dịch hại tổng hợp, công nghệ sau thu hoạch… thì các nhà khoa học luôn nghiên cứu và ứng dụng các biện pháp phòng trừ sinh học để dần dần thay thế cho thuốc hóa học, nhằm giảm thiểu tối đa lượng thuốc hóa học dùng trong nông nghiệp. Sau gần 8 năm nghiên cứu, Viện Lúa đồng bằng sông Cửu Long đã cho ra đời chế phẩm sinh học nấm xanh, với tên thương mại là Metarhizium anisopliae (sản xuất từ chủng nấm xanh M.a(OM2 -B))để quản lý các loài sâu hại lúa. Đây được xem là tiến bộ kỹ thuật và ứng dụng rộng rãi trong sản xuất nông nghiệp những năm gần đây. Các kết quả thí nghiệm trong nhiều vụ ở nhà lưới, ngoài đồng và thực nghiệm trên diện rộng cho thấy,chủng nấm xanh, M.a (OM2 – B) có hiệu lực rất cao đối với các loài rầy, bọ xít hại lúa và có hiệu lực tương đối khá cao đối với sâu cuốn lá nhỏ hại lúa. Sau khi phun bảy ngày, hiệu lực diệt trừ các loài rầy hại lúa đạt từ 73,5 tới 91,5% và hiệu lực trừ bọ xít hại lúa là 73-88% (tùy theo điều kiện nhiệt, ẩm độ của từng vụ, từng vùng và trên từng cây trồng khác nhau).  

Tiến sĩ Nguyễn Thị Lộc, Trưởng Bộ môn Phòng trừ sinh học, Viện Lúa đồng bằng sông Cửu Long cho biết, sau khi phun thuốc sinh học xong, người đi phun thuốc vẫn khỏe mạnh bình thuờng. Trong khi những nông dân phun thuốc trừ sâu thì cảm thấy rất mệt mỏi sau mỗi lần đi phun thuốc về. Có thể nói, chế phẩm vi nấm Metarhizium anisopliae có hiệu quả cao đối với rầy nâu, bọ xít hại lúa. Đặc biệt, không gây ảnh hưởng tới thiên địch của sâu hại, hệ sinh thái, con người và môi trường. Vì vậy, chế phẩm vi nấm này rất phù hợp với các mô hình lúa hữu cơ, mô hình lúa cá và mô hình lúa tôm. Theo đó, từ vụ hè thu năm 2010, An Giang đã tiếp cận mô hình này và chuyển giao quy trình nhân nuôi nấm xanh Metarhizium anisopliae tại nông hộ để quản lý rầy nâu, bệnh vàng lùn-lùn xoắn lá lúa trong toàn tỉnh, với tổng kinh phí thực hiện trên 500 triệu đồng. Mô hình được triển khai tại 11 huyện, thị xã, thành phố; có 330 hộ nông dân tham gia ứng dụng trên tổng diện tích 220 héc-ta. Tại mỗihuyện xây dựng mô hình “Ứng dụng nấm xanh để phòng trừ rầy nâu hại lúa”, có 30 học viên nông dântham gia lớp “nhân nuôi nấm xanh”được cung cấp sản phẩm nấm xanh (do lớp học đã nuôi cấy) 2-3 bọc (xử lý 2.000 m2/1bọc)/học viên, sẽ xử lý trên đồng ruộng của mình.Học viên tự theo dõi về mật độ rầy nâu bị nấm xanh ký sinh và rầy nâu không bị nấm xanh ký sinh, các loài thiên địchcủa ruộng lúa như: Nhện, bọ xít mù xanh, bọ xít nước, bọ rùa, kiến ba khoang… trên ruộng xử lý nấm xanh từ khi xử lý nấm xanh đến cuối vụ.  Bên cạnh đó cũng theo dõi ruộng đối chứng về mật độ rầy nâu và thiên địch (không xử lý nấm xanh) để tự đánh giá và so sánh được hiệu quả trừ rầy của nấm xanh. Kết quả vụ hè thu năm 2010 cho thấy, tỷ lệ nông dân tự nhân nuôi nấm xanh theo quy trình đạt từ 59 – 67% và qua quá trình sử dụng trên lúa đã giúp giảm tương đối khá lượng rầy nâu và thiên địch.

Tiến hành khâu tiệt trùng

 

Ông Cao Vĩnh Thông, Trưởng phòng Kỹ thuật, Chi cục Bảo vệ thực vật An Giang nói: “Năm 2011, ở các lớp học về “1 phải, 5 giảm” trong tỉnh đều đưa công nghệ nhân nuôi nấm xanh vào ứng dụng. Nhiều nông dân đã từng tham gia các lớp tập huấn của năm 2010, thì năm nay vẫn tiếp tục thực hiện; thậm chí có nhiều sáng tạo giúp tiết kiệm chi phí và thời gian nhân nuôi nấm xanh. Điển hình như việc thay thế tủ cấy bằng ống kim tiêm giúp đơn giản hóa trong giai đoạn nhân sinh khối nấm trên môi trường thứ cấp. Phương pháp vừa đỡ tốn chi phí mua tủ cấy mà vẫn đảm bảo khâu vô trùng và đặc biệt là tỷ lệ thành công cao hơn. Tại cánh đồng mẫu xã Tân Tuyến (Tri Tôn), nông dân đã thực hiện phương pháp này và đạt tỷ lệ nhân nuôi nấm xanh 100%. Hay tại thị xã Châu Đốc, nông dân cải tiến bằng cách sử dụng nồi áp suất thay cho lò nấu bằng than, tiện lợi, hiệu quả và giúp rút ngắn thời gian hơn rất nhiều trong khâu hấp tiệt trùng…

Theo An Giang Online

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *