Hiện nay, mô hình “Mỗi làng một nghề” ở Vĩnh Long đang phát huy hiệu quả tích cực, góp phần sử dụng có hiệu quả nguồn nguyên liệu và thu hút lao động vùng nông thôn.

Làng nghề se lõi lác

Theo kết quả điều tra mới đây của ngành Nông nghiệp tỉnh Vĩnh Long, hiện nay, nhiều làng nghề nông thôn trên địa bàn tỉnh đã gắn được sản xuất với các cụm, tuyến công nghiệp địa phương. Điển hình là làng nghề sản xuất gạch ngói, gốm đỏ ở các xã Nhơn Phú, Mỹ An, Mỹ Phước (huyện Mang Thít) gắn với tuyến công nghiệp Cổ Chiên; làng nghề sơ chế lõi lác, sơ chế nấm rơm, thảm xơ dừa, sơ chế hạt điều tại các xã Thanh Bình, Trung Thành Đông, Thị trấn Vũng Liêm gắn với cụm công nghiệp Trung Thành Tây…

Để nâng cao chất lượng sản phẩm từ các làng nghề, từ đầu năm đến nay, Trung tâm Khuyến công tỉnh Vĩnh Long đã tổ chức nhiều lớp đào tạo cho hơn 300 lao động tại làng nghề ở các huyện Vũng Liêm, Long Hồ, Tam Bình và Bình Tân. Trung tâm còn triển khai đề án hỗ trợ mô hình trình diễn kỹ thuật đan lác, bẹ chuối tại các làng nghề ở 2 huyện Vũng Liêm và Long Hồ nhằm khuyến khích phát triển các nghề tiểu thủ công nghiệp gắn với vùng nguyên liệu địa phương, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, lao động ở nông thôn.

Lê Hải

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *