Nghề nuôi cá tra xuất khẩu được xem là thế mạnh của vùng sông nước Cửu Long. Hàng năm, sản phẩm cá tra xuất khẩu từ ĐBSCL thu về cả tỷ đô la cho đất nước. Thế nhưng, bấy lâu nay, người nuôi cá vẫn chưa tìm thấy được sự an tâm bởi người nuôi luôn ở thế bị động, phải phụ thuộc vào giá thức ăn và các doanh nghiệp chế biến cá tra xuất khẩu. Vì những khó khăn này mà nhiều người nuôi cá phải bỏ ao trống sau nhiều năm gắn bó với nghề vì đuối sức.
Ảnh minh họa |
Bình quân, giá cá tra nguyên liệu từ đầu năm đến nay nay vào khoảng 16.000 đồng/kg, với mức giá này, nếu nuôi giỏi thì người nuôi có lãi chút ít, còn nuôi không đạt thì xem như lỗ vốn.
Nguyên nhân là do giá cá nguyên liệu tăng không kịp giá thức ăn. Đây là lý do chính làm cho nhiều hộ nuôi cá tra xuất khẩu đành phải bỏ ao trống. Vào thời điểm hiện tại, trong số 405 ha mặt nước nuôi cá tra thâm canh của toàn tỉnh thì diện tích bỏ ao đã lên đến gần 100 ha và nhiều khả năng sẽ còn tiếp tục tăng nếu trong thời gian tới nếu giá cá tra nguyên liệu không được cải thiện.
Cùng với sự liên kết giữa người nuôi với doanh nghiệp chế biến xuất khẩu và nhà máy chế biến thức ăn thì chính sách thông thoáng trong vay vốn ngân hàng để đầu tư phát triển cũng là nguyện vọng của người nuôi cá.
Không như những năm trước đây, nghề nuôi cá tra bây giờ không thể theo cách làm nhỏ, lẻ và mà cần phải có sự liên kết chặt chẽ giữa người nuôi với doanh nghiệp chế biến xuất khẩu, nhà máy chế biến thức ăn và kể cả ngành ngân hàng để cùng chỉa sẻ lợi nhuận, tạo nên sự phát triển bền vững cho nghề nuôi cá tra xuất khẩu ở ĐBSCL nói chung và Vĩnh Long nói riêng.
Nguyễn Phước