Ông tuyên bố “Syrie và Libăng sẽ chẳng được lợi gì từ những nhận thức sai lầm. Libăng cần rút ra bài học kinh nghiệm trước đây để tích cực hướng tới tương lai trong nỗ lực mở ra những chân trời mới cho cả hai nước".

Chuyến thăm Syrie của vị Thủ tướng 39 tuổi này đã chấm dứt sự đối nghịch suốt gần 5 năm qua giữa liên minh của ông và Damascus. Quan hệ giữa ông Hariri với Syrie đã xấu đi kể từ ngày 14/2/2005, khi cha ông, cựu Thủ tướng Libăng Rafik Hariri, bị ám sát ở Beirut và Syrie bị tình nghi có liên quan đến vụ sát hại này. Cuộc gặp giữa ông Hariri và ông Assad được xem là cơ hội không chỉ giúp thay đổi quan hệ giữa hai nước láng giềng này mà còn là dấu hiệu rõ rệt của việc lập lại mối quan hệ hữu nghị giữa Syrie và Ảrập Xêút, cả hai nước đều đang cố gây ảnh hưởng chính trị đáng kể ở Libăng.

Chuyến thăm Syrie của vị Thủ tướng 39 tuổi này đã chấm dứt sự đối nghịch suốt gần 5 năm qua giữa liên minh của ông và Damascus.

Hilal Khashan, giáo sư Khoa Nghiên cứu Chính trị và Hành chính Công tại Đại học Mỹ ở Bâyrút, bình luận: " Ông Hariri không còn sự lựa chọn nào khác ngoài việc đứng về phía Damascus”.

Còn theo nhận định của Peter Harling, nhà phân tích kỳ cựu thuộc Chương trình Trung Đông của Nhóm Khủng hoảng Quốc tế, chuyến thăm Syrie của Thủ tướng Hariri cho thấy một sự thực rất quan trọng là ông Hariri không thể thành công trên cương vị thủ tướng nếu không khép lại quá khứ.

Vụ sát hại cựu Thủ tướng Rafik Hariri đã dẫn đến quan hệ rất căng thẳng giữa Syrie và các nước Ảrập khác, đặc biệt là Ảrập Xêút, và châm ngòi cho cái gọi là "chiến tranh chính trị" giữa Damascus và Ryad. Các phe phái chính trị Libăng cũng bị chia thành 2 liên minh chính. Phe đa số, do ông Saad Hariri đứng đầu, được Ảrập Xêút và phương Tây ủng hộ, trong khi phe đối lập, do nhóm vũ trang Hezbollah dòng Shi’ite chi phối, được Iran và Syrie ủng hộ.

Tình hình đã thay đổi kể từ tháng 7/2008, với việc các nhà lãnh đạo của 43 nước đã khai mạc "Liên minh vì Địa Trung Hải" ở Paris, với mục đích để các nước vùng Địa Trung Hải xích lại với nhau thông qua các dự án thiết thực. Lần đầu tiên trong lịch sử vào tháng 10/2009, Libăng và Syrie đã thiết lập quan hệ ngoại giao và trao đổi cấp đại sứ.

Các quan chức ngoại giao Li-băng lại tiếp tục có các chuyến thăm chính thức tới Syrie và Liên minh châu Âu EU đã quyết định khôi phục thỏa thuận hợp tác với Syrie vốn từng bị đình lại sau vụ ám sát ông Rafik Hariri. Cuộc gặp hồi tháng 10 giữa Quốc vương Ảrập Xêút Abdullah và Tổng thống Syrie ở Damascus cũng giúp Syrie thoát khỏi tình cảnh bị thế giới Ảrập cô lập. Chuyến thăm Syrie của Thủ tướng Libăng Saad Hariri hiện được xem là khép lại thời kỳ bị cô lập của Syrie.

Quốc Trung

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *