Khoảng 66 triệu năm trước, một thiên thạch khổng lồ đã va vào Trái Đất, xóa sổ tới 3/4 sự sống trên hành tinh này, trong đó có loài khủng long. Đó là điều chúng ta thường được nghe về nguyên nhân khủng long tuyệt chủng. Thế nhưng, mức độ tác động cụ thể của vụ va chạm này vẫn còn là vấn đề gây tranh luận. Theo một kết quả nghiên cứu mới, mùa Đông khắc nghiệt do bụi bốc lên sau vụ va chạm đã làm loài khủng long biến mất.

Nghiên cứu mới về nguyên nhân khủng long tuyệt chủng
Kết quả nghiên cứu công bố trên tạp chí Nature Geoscience ngày 30/10 đã củng cố giả thuyết rằng khủng long tuyệt chủng do mùa Đông “chết chóc” hình thành bởi bụi bốc lên từ vụ va chạm giữa thiên thạch với Trái Đất. Theo các nhà khoa học, bụi silicat mịn từ đá bị nghiền vụn có thể lưu lại trong khí quyển đến 15 năm, khiến nhiệt độ toàn cầu giảm tới 15 độ C.
Một giả thuyết hàng đầu khác gần đây là lưu huỳnh từ vụ va chạm hoặc muội than từ các đám cháy rừng trên toàn cầu đã che kín bầu trời, khiến Trái Đất chìm trong bóng tối một thời gian dài và chỉ có vài loài vật may mắn sống sót.

Tuấn An

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *