Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên Hiệp Quốc (UNESCO) mới đây đã chính thức công nhận kỹ thuật nấu rượu sake của Nhật Bản là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại. Chúng ta sẽ tìm hiểu về di sản văn hóa mà người dân Nhật Bản rất tự hào.
Kỹ thuật nấu rượu sake của Nhật Bản được ghi nhận có từ rất lâu đời, sử dụng một loại nấm Koji để lên men các nguyên liệu thô như gạo hoặc lúa mì. Quá trình lên men này được theo dõi nghiêm ngặt về thời gian và độ ẩm để tạo ra hương vị đặc trưng của rượu sake truyền thống. Thậm chí, việc ủ lên men có thể được Đáng chú ý, quy trình sản xuất rượu sake truyền thống của Nhật Bản áp dụng phương pháp “lên men nhiều lần song song” để nấm koji có thể chuyển hóa tinh bột trong nguyên liệu_thành đường, sau đó đường tiếp tục được lên men để chuyển hóa thành rượu. Vì vậy, kỹ thuật nuôi cấy nấm Koji được xem là chìa khóa để tạo nên sự khác biệt cho hương vị rượu sake truyền thống của Nhật Bản.
Khi uống rượu sake, người Nhật thường dùng một cái đĩa nhỏ và nông gọi là Sakazuki, hoặc một cái tách nhỏ không có quai gọi là Ochoko.
Sau khi được UNESCO công nhận, kỹ thuật nấu rượu sake đã trở thành di sản văn hóa phi vật thể thế giới thứ 23 của Nhật Bản.

Thúy Diễm

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *