Viện nghiên cứu lâm sàng Montreal (IRCM) của Canada vừa cho biết một cuộc thử nghiệm lâm sàng trên 15 bệnh nhân tiểu đường tuýp 1 đã cho thấy việc sử dụng tuyến tụy nhân tạo có hiệu quả cao hơn trong việc ngăn chặn nguy cơ hạ đường huyết so với phương pháp tiêm insulin truyền thống để kiểm soát bệnh tiểu đường tuýp 1.

Tiểu đường tuýp 1 là căn bệnh xảy ra khi cơ thể không sản xuất đủ insulin, dẫn đến mức độ đường huyết cao nguy hiểm. Kiểm soát đường huyết bằng cách tiêm insulin là chìa khóa ngăn chặn những biến chứng có liên quan tới đường huyết cao như mù lòa hay suy thận. Bệnh nhân tiểu đường thường xuyên phải tự kiểm tra đường huyết để kiểm soát lượng insulin đưa vào cơ thể. Tuy nhiên trên thực tế, khoảng 2/3 số người bệnh không thực hiện được việc này.

Khoảng 2/3 số người bệnh không thực hiện được việc thường xuyên tự kiểm tra đường huyết để kiểm soát lượng insulin đưa vào cơ thể.

Chính vì vậy, các nhà khoa học đã nghiên cứu phát triển tuyến tụy nhân tạo có thể giúp người bệnh thường xuyên kiểm soát sự thay đổi mức độ đường huyết để tính toán lại lượng insulin cần thiết bơm vào cơ thể. Bên cạnh đó, tuyến tụy nhân tạo có thể phân phối glucagon, một loại hormon do tụy tiết ra giúp tăng mức đường huyết khi lượng đường trong máu giảm quá nhiều.

Các nhà nghiên cứu của IRCM cho biết sẽ tiếp tục tiến hành các cuộc thử nghiệm lâm sàng nhằm kiểm tra tác dụng của tuyến tụy nhân tạo đối với bệnh nhân tiểu đường trong thời gian dài hơn và trên mọi nhóm tuổi.

Hồng Anh

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *