Vùng sông nước A-lep-pây ở bang Kê-ra-la được mệnh danh là vựa lúa của đất nước Ấn Độ và nổi tiếng với hệ thống sông hồ, kênh rạch chằng chịt. Phương tiện di chuyển chủ yếu ở vùng này là thuyền. Thậm chí, những chiếc thuyền đã trở thành những căn nhà nổi trên sông, dân địa phương gọi chúng là “những chiếc thuyền nhà”. Trên thuyền có 4 đến 5 phòng ngủ, được trang bị cả máy lạnh và nhà vệ sinh, phía sau là bếp để nấu ăn. Mọi sinh hoạt đều có thể diễn ra trên những chiếc thuyền nhà.
Vùng A-lep-pây nằm ở phía Nam Ấn Độ là một vùng sông nước có bầu không khí mát mẻ, trong lành, khác xa với đô thị ồn ào náo nhiệt. Nơi đây còn có những công trình kiến trúc rất độc đáo, được nhiều khách du lịch yêu thích. Giao thông trong vùng chủ yếu dựa vào đường thủy nên thuyền là phương tiện rất quan trọng của vùng đất này.
– Con sông A-lep-pây dài 300 km là con sông nổi tiếng của cả vùng, phương tiện giao thông chủ yếu của cư dân địa phương là thuyền vì hệ thống đường bộ ở đây không phát triển.
Thuyền nhà |
Và đây chính là những chiếc thuyền nhà với hình dáng lạ mắt và rất độc đáo. Chúng đã góp phần tạo nên hình ảnh rất riêng cho vùng đất nầy. Những chiếc thuyền nhà được đánh giá là kiến trúc bảo vệ môi trường vì người ta không dùng sắt thép hay bê-tông để xây dựng, mà chỉ dùng những vật liệu có sẵn trong tự nhiên.
– Trước đây, chúng tôi chỉ dùng thuyền để vận chuyển lúa gạo, rau củ, các loại nông sản đến hải cảng. Hiện nay, chúng đã được biến đổi thành nhà thuyền, không còn vận chuyển hàng hóa, mà chỉ phục vụ sinh hoạt. Trên thuyền nhà có từ 8 đến 10 phòng, có cả phòng máy lạnh và đầy đủ tiện nghi, thậm chí có cả nhà vệ sinh riêng.
Ngày nay, thuyền nhà còn phục vụ nhu cầu lưu trú của du khách. Kiến trúc này được làm bằng những thanh tre vót nhẵn, kết lại với nhau làm khung, nhưng quan trọng nhất là công đoạn làm thuyền vì phần này nổi trên mặt nước.
Tất cả những công đoạn nầy đều được làm thủ công. Dáng vẻ bên ngoài của nhà thuyền lẫn nội thất đều rất độc đáo. Chúng như những khách sạn nổi với lối đi rộng rãi và những căn phòng sang trọng cùng phong cách phục vụ chu đáo và những món ăn đặc sắc của địa phương. Những chiếc thuyền nhà đã góp phần làm cho nét văn hóa sông nước vùng A-lep-pây đặc sắc hơn, thúc đẩy ngành du lịch địa phương ngày càng phát triển.
Hoa Nhi