Vượt qua những dãy núi cao trùng điệp của Châu Tự Trị dân tộc Tạng – Cam Tư, tỉnh Tứ Xuyên mọi người sẽ đến được con rạch Hải Loa Câu. Nhưng bãi đá đỏ hãy còn khá xa, những người dân địa phương cho biết họ phải tiến sâu vào núi thêm 1 ngày nữa mới có thể đến được vị trí bãi đá đỏ. Rất tôn trọng những hòn đá đỏ và xem đó là những hòn đá may mắn, vì thế chẳng ai đến đây lấy cắp đá.
Chỉ tại khu vực nhỏ này, trên những hòn đá mới xuất hiện lớp tảo màu đỏ như thế, đồng thời tốc độ phát triển của tảo cũng rất nhanh. Khi các nhà khoa học mang thử 1 hòn đá đỏ về Bắc Kinh chẳng bao lâu sau lớp tảo sẽ đổi màu và chết đi. Qua thí nghiệm, ông Ngụy Giang Xuân – làm việc tại Sở nghiên cứu vi sinh vật Viện khoa học Trung Quốc cho biết: “Ban đầu chúng tôi cho rằng chúng là thực vật, nhưng sau khi nghiên cứu chuyên sâu, chúng tôi xác định chúng cũng không thuộc bất kỳ 1 chủng nấm nào của địa y, nó có tốc độ phát triển nhanh hơn địa y, và không có cuộc sống cộng sinh, phát triển càng lâu năm thì sinh vật này lại đỏ rực rỡ hơn so với những lớp mới hình thành.”
Qua hơn 5 tháng nghiên cứu, nhưng cuối cùng các nhà khoa học vẫn chưa thể xác định được tên gọi cho loại tảo mới này. Có lẽ đây là một loại tảo mới xuất hiện và chỉ có ở khu vực này. Muốn bảo vệ được vẻ đẹp tự nhiên của bãi đá đỏ này việc cần làm trước tiên chính là không để cho môi trường sinh thái nơi đây bị ô nhiễm.
Gia Nữ