Dưa chuột đã không thể bán sản phẩm ra thị trường kể từ sau tuyên bố sai lệch đầu tiên về nguồn gốc của khuẩn E.coli

Trong vài tuần gần đây, một chủng khuẩn E.coli cực độc đã xuất hiện và hoành hành ở Châu Âu, nhất là tại Đức. Hậu quả mà vi khuẩn này gây ra là rất lớn không chỉ đối với sức khỏe con người mà còn đối với nền kinh tế trong khu vực.

Theo đánh giá, Tây Ban Nha hiện là quốc gia gánh chịu tổn thất nặng nề nhất về mặt kinh tế. Bằng chứng là nông dân trồng rau quả, nhất là dưa chuột đã không thể bán sản phẩm ra thị trường kể từ sau tuyên bố sai lệch đầu tiên về nguồn gốc của khuẩn E.coli.

Mặc dù có không ít kết quả điều tra phát hiện về các ổ dịch khuẩn E.coli được đưa ra, tuy nhiên cho đến nay nguồn gốc của chủng khuẩn cực độc này vẫn còn là ẩn số đối với các nhà khoa học. Kể từ khi chủng khuẩn này được nhận dạng, Tây Ban Nha là quốc gia chịu thiệt hại đầu tiên do các sản phẩm dưa chuột của họ xuất khẩu sang thị trường Đức bị tình nghi nhiễm khuẩn E.coli.

Điều này đã khiến cho nông dân ở Tây Ban Nha chịu thiệt hại tới 200 triệu euro mỗi tuần do không xuất khẩu được dưa chuột và các sản phẩm rau quả khác.

Các chuyên gia cũng ước tính tại các nước xuất khẩu rau qủa khác như Hà Lan mỗi tuần nhà sản xuất phải chịu lỗ tới 50 triệu euro và Đức là 30 triệu euro. Mặt khác, việc các thị trường nhập khẩu lớn như Nga và Bỉ tuyên bố cấm vận các mặt hàng rau quả từ Châu Âu cũng đã khiến cho tình hình trở nên tồi tệ hơn. Hiện Tây Ban Nha đang trông đợi nhà chức trách EU tìm giải pháp để bồi thường những tổn thất mà nông dân nước này phải gánh chịu. Họ cho biết nếu sự việc trên không sớm được giải quyết thì có hơn 70.000 lao động ở Tây Ban Nha đối mặt với nguy cơ mất việc làm.

Quốc Trung

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *