Đây là bức họa miêu tả chân dung Gia Cát Lượng, hiện đang được trưng bày trong Viện bảo tàng Cố Cung Bắc Kinh. Gia Cát Lượng – tự Khổng Minh, là một nhà chính trị, nhà quân sự, nhà kỹ thuật, và là một học giả lỗi lạc. Vì thế ông đã trở thành một nhân vật quan trọng trong tác phẩm văn học nổi tiếng “Tam Quốc Diễn Nghĩa”.
Tác phẩm “Gia Cát Lượng đồ” |
Theo sử sách: Ông là người ở huyện Nghi Nam thuộc tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc, mồ côi cha từ nhỏ nên theo chú là Gia Cát Huyền đến Long Trung thuộc Tương Dương, Hồ Bắc nương náu. Long Trung là khu vực cách không xa thành Tương Dương với địa hình đồi núi trập trùng, cây cối rậm rạp. Ngày nay, tại nơi đây có 1 ngôi nhà tranh được gọi là “lều tranh Gia Cát Lượng”. Trong khuôn viên lều tranh này còn có 1 miệng giếng cổ, tương truyền là nơi Gia Cát Lượng lấy nước nên còn được gọi là giếng Gia Cát.
Miệng giếng cổ, tương truyền là nơi Gia Cát Lượng lấy nước nên còn được gọi là giếng Gia Cát. |
Họa gia đời Minh – Tạ Thời Thần đã vẽ bức tranh nổi tiếng có tên là “Gia Cát Lượng đồ” hiện đang được trưng bày trong Viện bảo tàng Cố Cung – Bắc Kinh, tác phẩm miêu tả phong cảnh rừng núi thiên nhiên nơi Gia Cát Lượng trú ngụ và hình ảnh ông đang ngồi dưới gốc tùng, trên tay cầm quạt lông vũ, bên cạnh là những quyển văn thư.
Một bức tranh khác cũng đang được trưng bày tại đây là tác phẩm “Tam cố mao lư” của danh họa đời Minh – Đới Tiến. Trong tranh là cảnh núi non trùng điệp, dưới gốc tùng là hình ảnh 3 huynh đệ Lưu Bị, Quan Vũ, Trương Phi đang đứng trước ngôi lều cỏ của Gia Cát Lượng xin được diện kiến để mời ông làm quân sư. Do Lưu Bị phải 3 lần tìm đến mới được gặp Gia Cát Lượng, vì thế câu chuyện này đã trở nên nổi tiếng.
Tác phẩm “Tam cố mao lư” |
Điển tích “Tam Cố Mao Lư” này cũng được miêu tả trên những tác phẩm tranh họa hay bình gốm khác đang được trưng bày tại các viện bảo tàng của Trung quốc. Điều này cho thấy nhân vật tài trí hơn người Khổng Minh – Gia Cát Lượng đã đóng vai trò rất quan trọng trong lịch sử Trung quốc.
Gia Nữ