Loài cóc lớn Nam Mỹ, tên tiếng La-tinh là Bufo Marinus. Ảnh: Internet

Hiện nay, các dòng nước lũ đang mang loài cóc này lấn sâu vào vùng trung tâm của Australia. Chúng di chuyển đến phía Nam từ vùng trung tâm Longreach của bang Queensland đến Noonbah, gần nhánh sông Cooper chảy vào hồ Eyre. Sự xuất hiện tràn lan của loài cóc này ở Noonbah được nhà nhiếp ảnh đồng thời là nhà nghiên cứu động thực vật học Angus Emmott ghi nhận lại. Về độc chất trên cơ thể loài cóc này, Giáo sư Rick Shrine làm việc tại Đại học Sydney, cho biết: “Chỗ này của loài cóc chứa phần lớn chất độc.” Giáo sư Rick Shrine tỏ ra khá lo lắng về chất độc tiết từ loài cóc này ra môi trường: “Khi 1 sinh vật mắc phải độc chất của loài cóc này, sinh vật đó có thể chết trong vòng 2 đến 3 phút.”

Loài cóc này có nguồn gốc từ Brazil. Chúng được mang đến Queensland cách đây khoảng 75 năm để tiêu diệt loài bọ cánh cứng phá hoại các cánh đồng mía. Các nhà khoa học tỏ ra ngạc nhiên trước sự thích nghi môi trường ở Australia một cách nhanh chóng của loài cóc này và kể từ đó, chúng không ngừng gia tăng số lượng ở khắp vùng nhiệt đới phía Bắc bang Queensland và trở thành mối hiểm họa của các loài sinh vật nơi đây.

Anh Dũng

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *