Cuối tuần qua, người dân ở thành phố Cao Hùng, phía Nam vùng lãnh thổ Đài Loan, đã tổ chức hội đền với các hoạt động để tưởng nhớ các thủ lĩnh đã khuất trong trận Tống Giang cũng như nghệ thuật đánh trận thời xưa. Đây là một trong 12 hội đền lớn nhất diễn ra hàng năm ở Đài Loan.
Ảnh minh hoạ (Internet) |
Đây là năm thứ 6 người dân ở thành phố Cao Hùng tổ chức các cuộc hội thi mô phỏng lại trận chiến Tống Giang như một trong các hoạt động văn hóa nhằm bày tỏ sự tôn kính đối với thần thánh và làm sống lại truyền thống tưởng nhớ các trận chiến của tổ tiên.
Trong hội đền tưởng nhớ trận Tống Giang, những người biểu diễn hóa trang mặt nạ sẽ chia làm hai phe trên sân khấu, thực hiện các động tác múa võ, dàn trận và đánh nhau. Sự kết hợp của những hoạt động này thường được thấy trong các hội đền của những người theo đạo Lão nhằm tôn vinh nghệ thuật bố trận của người xưa và khuyến khích thế hệ trẻ người Trung Quốc ngày nay tham gia vào nỗ lực bảo tồn nền văn hóa dân gian.
Trận chiến Tống Giang có nguồn gốc từ Trung Quốc với một tín ngưỡng dựa theo tiểu thuyết cổ Thủy Hử, mô tả 108 vị anh hùng Lương Sơn Bạc, dẫn đầu bởi Tống Giang, đã chiến đấu chống lại nhà Nguyên vào thế kỷ thứ 13.
Trong ngày thi đấu chung kết vào hôm chủ nhật, 8 đội đến từ các trường đại học và cao đẳng ở Cao Hùng đã xuất sắc lọt vượt qua các đối thủ khác bằng những bài biểu diễn thể hiện sự phối hợp ăn ý giữa các thành viên trong đội cũng như đã thể hiện được sự sáng tạo trong các bài biểu diễn của họ.
Hơn 300 năm trước, cách đánh trận này đã được mang đến Đài Loan và được lưu truyền ở Nội Môn, Cao Hùng, nơi người dân sử dụng các kỹ năng đánh trận này để đối phó với bọn thảo khấu thường xuyên xuất hiện. Những người biểu diễn sẽ học các kỹ năng này từ những người lớn tuổi, những người vốn cũng được truyền dạy từ cha ông họ. Và tham gia biểu diễn những kỹ năng này được xem là một cách nhằm lưu giữ những giá trị văn hóa từ thời xưa của tổ tiên.
Hồng Anh