Đèn cung đình Trường Tín được tạo dáng cùng với hình ảnh một cung nữ đang quỳ, trên tay đang nâng cây đèn. Ảnh: Internet

Đèn cung đình Trường Tín được tạo dáng cùng với hình ảnh một cung nữ đang quỳ, trên tay đang nâng cây đèn. Thân đèn cao 48 cm, lồng đèn rỗng, được làm bằng vàng nguyên chất nên sáng bóng lấp lánh vô cùng sang trọng, quý phái. Khi được khai quật, cây đèn không có hình dáng nguyên vẹn như bây giờ. Đây là cửa hầm gian phòng chính của ngôi mộ, nơi cây đèn được phát hiện. Khi các nhà khảo cổ mở được cửa hầm mộ bước vào, họ chỉ thấy một cảnh ngổn ngang, cây đèn cung đình Trường Tín đã tách rời thành nhiều mảnh năm rãi rác trên mặt sàn.

Những mảnh đèn được góp nhặt để phục vụ cho công tác phục chế. Với sự tinh tế, tỉ mỉ của các chuyên gia, cây đèn đã được tái sinh mang vẻ đẹp quý phái và lạ mắt. Cây đèn không chỉ đẹp sắc sảo và quý hiếm mà còn được mọi người trân trọng bởi được tạo hình cùng với một nàng cung nữ đoan trang dịu dàng trong trang phục vào đời nhà Hán đang quỳ dâng đèn.

Tuy cây đèn được làm từ vàng nguyên chất, nhưng nàng cung nữ lại được chế tác từ chất liệu đồng xanh mạ vàng với tạo hình rất cầu kỳ từ vóc dáng, tư thế cho đến nét mặt. Qua đó cho thấy tay nghề đúc đồng xanh đời Hán đã đạt đến 1 trình độ rất cao. Nhưng điều độc đáo hơn cả chính là những chi tiết trong thiết kế trong cây đèn. Tấm bình phong vòng quanh lồng đèn có thể xoay chuyển được, nên độ sáng của đèn được điều chỉnh dễ dàng, việc chuyển đổi hướng nguồn ánh sáng cũng rất thuận lợi, đồng thời có thể che chắn đèn tránh được các luồng gió từ mọi hướng. Ngoài ra, cây đèn này còn có thể giải quyết được vấn đề bảo vệ môi trường, đây là một công dụng thực tế mà các nhà khoa học cảm thấy vô cùng thán phục tài trí của người xưa.

Gia Nữ

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *