Một đội ngũ các nhà khoa học quốc tế ngày 28/2 vừa qua cho biết họ đã chụp được hình ảnh của một hành tinh mới được bao bọc bởi các lớp khí và bụi dày trong Dải Ngân Hà. Hành tinh này được cho là đang trong quá trình hình thành.

Ảnh minh họa quá trình hình thành hành tinh khổng lồ trong vũ trụ

Bằng cách sử dụng một camera có độ phân giải cao kết nối với một chiếc kính thiên văn của Đài thiên văn Nam Âu được đặt tại sa mạc Atacama của Chile, các nhà thiên văn học đã quan sát và phát hiện ngôi sao trẻ HD 100546, cách Trái Đất 355 năm ánh sáng, đang hình thành từ khí và bụi. Ngôi sao này có kích cỡ bằng Sao Mộc.

Theo các nhà thiên văn học, trước đây, việc nghiên cứu sự hình thành của hành tinh thường nhờ vào những hình ảnh do máy tính mô phỏng lại. Tuy nhiên, việc phát hiện một tiền hành tinh lần này sẽ giúp các nhà khoa học có cơ hội quan sát quá trình hình thành của một hành tinh cũng như sự tương tác của nó với môi trường xung quanh từ giai đoạn rất sớm.

Minh Thái

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *