Vải batik là một trong những sản phẩm thủ công nổi tiếng nhất của Indonesia. Tuy nhiên, các phương pháp sản xuất truyền thống loại vải này lại gây ra ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Hiện, nhiều nhà sản xuất vải batik ở nước này đang thay đổi cách làm vừa đảm bảo chất lượng sản phẩm nhưng cũng bảo vệ được môi trường sống.

Tại xưởng vải batik thuộc nhà máy Hanny Winotosastro ở tỉnh Yohyakarta trên đảo Java, qui trình sản xuất vải hàng thế kỉ qua của nhà máy đang bắt đầu được thay đổi.

Để làm ra những mảnh vải đầy hoa văn, màu sắc rực rỡ, các thợ thủ công của nhà máy phải thực hiện nhiều công đoạn như xử lý vải với sáp, thuốc nhuộm…

Nhiều nhà sản xuất vải batik ở Indonesia đang thay đổi cách làm vừa đảm bảo chất lượng sản phẩm nhưng cũng bảo vệ được môi trường sống.

Trong những năm qua, nhiều nhà môi trường học của Indonesia cho rằng thuốc nhuộm hóa chất, sáp và các chất tẩy từ các nhà máy sản xuất vải batik đang góp phần làm gia tăng ô nhiễm nguồn nước ở đất nước Vạn đảo.

Ý thức được việc này, bà Winotosastro, chủ nhà máy Hanny Winotosastro đã từ bỏ phương pháp xử lý chất thải theo cách truyền thống và bắt đầu ứng dụng cách làm mới không ảnh hưởng lớn đến môi trường. Thay vì xả trực tiếp chất thải xuống dòng sông như trước đây, nay bà xử lý chất thải bằng cách sử dụng chất trung hòa tự nhiên, đá vôi.

Hiện, nhiều nhà sản xuất như bà Winotosastro đang nỗ lực tạo ra những mảnh vải batik thân thiện với môi trường để biểu tượng văn hóa, mặt hàng xuất khẩu chính này của Indonesia ngày càng vươn xa và phát triển hơn nữa.

Minh Thanh

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *