Chim Maleo là loài đặc hữu ở đảo Sulawesi và các đảo lân cận của Indonesia. Loài vật này được xem là đại diện cho sự đa dạng sinh học của xứ vạn đảo. Nhưng chim Maleo hiện đang phải đối mặt với nạn săn trộm và quá trình đô thị hóa khiến chúng suy giảm về số lượng.


Chim Maleo được Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN) xếp vào Danh sách Đỏ những loài cực kỳ nguy cấp và hiện chỉ còn khoảng chưa đến 14.000 cá thể trưởng thành. Môi trường sống ngày càng thu hẹp khiến nơi làm tổ và hoạt động sinh sản của loài chim này bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Tương tự, Liên minh Bảo tồn Tompotika, một tổ chức bảo tồn loài chim Maleo ở các tỉnh miền Trung Sulawesi, cũng cảnh báo rằng quần thể loài chim này đã giảm hơn 80% kể từ năm 1980.
Còn theo khảo sát của Cơ quan Lâm nghiệp Tây Sulawesi thì hiện chỉ còn 18 khu vực ở tỉnh Sulawesi có loài chim Maleo đang hoạt động.
Tại Indonesia, chim Maleo là loài vật được bảo vệ. Hình phạt có thể lên đến 5 năm tù cho các hành vi tàng trữ, buôn bán trái phép hay gây hại cho trứng và những cá thể chim Maleo. Tuy nhiên, những kẻ săn trộm vẫn ngang nhiên hoạt động.


Trước thực trạng trên, các nhà bảo tồn cho rằng cần phải nhanh chóng hành động để hồi sinh quần thể chim Maleo. Theo các nhà khoa học, việc này cần đảm bảo 03 yếu tố thiết yếu đó là bảo vệ rừng nguyên sinh để chim sinh sống, đảm bảo khu vực làm tổ thích hợp và an toàn để chúng đẻ trứng; và tạo hành lang an toàn cho loài chim này hoạt động. Ngoài ra, cần phải có sự phối hợp chặt chẽ từ các cơ quan chức năng và sự góp sức từ phía người dân địa phương để ngăn chặn tình trạng suy giảm số lượng chim Maleo.
“Vẫn chưa là quá muộn. Chúng ta vẫn có thể khôi phục những khu vực thích hợp cho loài chim Maleo có thể tiếp tục sinh sống và tồn tại, nhất là trên đảo Sulawesi.”.

Quảng Đức

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *