Nhiệt lượng to lớn từ các đám cháy rừng có thể làm biến đổi các phân tử kim loại trong đất thành những chất gây ung thư phát tán trong không khí. Đó là kết luận của một cuộc nghiên cứu vừa được Đại học Stanford của Mỹ công bố trên tạp chí khoa học Nature Communications.

Ảnh minh họa

Sức nóng từ các đám cháy rừng có thể khiến chất crom có trong đất từ một thể vô hại thành chất độc len lỏi trong không khí, khiến lính chữa cháy và những người sống gần đó gặp nguy hiểm. Crom là nguyên tố kim loại tồn tại phổ biến trong đất ở miền Tây nước Mỹ, các quốc gia Australia, Brazil, Indonesia, Nam Phi và khu vực châu Âu. Khi bị đốt nóng, một số phản ứng hóa học tự nhiên có thể xảy ra khiến chất crom 3 ở thể ôn hòa thành chất crom hóa trị 6 gây ung thư.

Tiến sĩ Sharon Chinthrajah – Đại học Stanford (Mỹ) cho biết: “Khi chúng ta hít phải chất này, nó dễ dàng thâm nhập đến tận mọi ngóc ngách xa nhất của hệ hô hấp. Sau đó, nó bám dính và gây nhiều tác hại.”

Cũng theo cuộc nghiên cứu, kể cả khi cháy rừng đã được dập tắt hoàn toàn, thì người dân sống ở dưới gió vẫn có nguy cơ phơi nhiễm chất gây ung thư crom hóa trị 6. Nguy cơ này chỉ giảm mạnh khi có mưa đủ lớn xuất hiện, nhưng thông thường mưa hiếm khi đến ngay sau cháy rừng, mà phải vài tuần lễ hoặc vài tháng sau đó./.

Phúc Châu

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *