Tạp chí khoa học: Robot mô phỏng các biểu cảm phức tạp của con người
10/01/2025Để có thể bắt chước các biểu cảm của con người trong thời gian thực, robot Affetto được tích hợp công nghệ sử dụng các “chuyển động dạng sóng”. Sau khi robot phân tích các cơ chế cần thiết để tạo ra biểu cảm, các “chuyển động dạng sóng” này sẽ được truyền đến những vùng khác nhau trên khuôn mặt, giúp robot Affetto thể hiện những hành động và biểu cảm sinh động như ngáp, mỉm cười, cau mày, liếc mắt.
Tạp chí khoa học: Vệ tinh giúp chụp ảnh selfie cùng trái đất
27/12/2024Chỉ còn vài ngày nữa, chúng ta sẽ bước sang năm 2025, một năm hứa hẹn chứng kiến những bước đột phá trong lĩnh vực khoa học không gian vũ trụ. Khi ấy, cả các cơ quan nghiên cứu của chính phủ lẫn nhiều đơn vị tư nhân đều có kế hoạch tiến hành các sứ mệnh khám phá không gian táo bạo. Năm 2025 dự kiến sẽ là giai đoạn tiếp theo của hành trình khám phá Mặt trăng – Chương trình Artemis của Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ (NASA). Với tên lửa Hệ thống Phóng Không gian mạnh mẽ, chương trình này đang đặt nền móng cho việc đưa con người quay lại Mặt trăng trong một tương lai gần.
Tạp chí khoa học: Vệ tinh giúp chụp ảnh selfie cùng trái đất
16/12/2024Chụp ảnh selfie cùng Trái đất, chuyện nghe có vẻ chỉ dành cho các phi hành gia này, sắp trở nên phổ biến hơn nhờ một vệ tinh đặc biệt dự kiến được phóng lên vũ trụ vào đầu năm sau. Vệ tinh SAT GUS do anh Mark Rober, một kỹ sư từng làm việc cho Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ (NASA), phát triển. Dự án còn có sự hợp tác của hãng công nghệ Google và T-Mobile, nhà cung cấp dịch vụ di động lớn thứ 3 tại Mỹ.
Tạp chí khoa học: Robot hình người: từ phòng thí nghiệm đến cuộc sống
29/11/2024Thị trường robot hình người đang chứng kiến sự phát triển bùng nổ, khi nhiều công ty nỗ lực đưa các mẫu robot tiên tiến vào ứng dụng trong đời sống. Tại Hội nghị Quốc tế về Robot Hình Người đang diễn ra ở thành phố Nancy (Pháp), hơn 30 công ty và tổ chức nghiên cứu đã giới thiệu các công nghệ mới nhất của mình, cho thấy sự cạnh tranh sôi nổi trong lĩnh vực này.
Tạp chí khoa học: Biến đổi khí hậu như đang châm ngòi cho các hoạt động núi lửa ở Iceland
15/11/2024Trong vài năm gần đây, các hoạt động núi lửa ở quốc gia châu Âu Iceland trở nên thường xuyên và mạnh mẽ hơn. Có ý kiến cho rằng biến đổi khí hậu đang châm ngòi cho các vụ phun trào. Và để kiểm chứng giả thuyết đó, các nhà khoa học Iceland đang tiến hành một dự án nghiên cứu về sự liên quan giữa tình trạng nhiệt độ ấm dần và hoạt động núi lửa.
Tạp chí khoa học: Tai nghe Airpods có thêm tính năng trợ thính
01/11/2024Theo Viện nghiên cứu Quốc gia Mỹ về bệnh điếc và các rối loạn giao tiếp khác, hiện có khoảng 30 triệu người tại nước này bị mất thính lực ở cả hai tai. Tuy nhiên, nhiều người không sẵn sàng sử dụng máy trợ thính vì những lý do liên quan đến tính bất tiện, chi phí và thẩm mỹ. Sự phổ biến của các dòng tai nghe AirPods được kỳ vọng sẽ góp phần “bình thường hóa” việc sử dụng công nghệ trợ thính.
Tạp chí khoa học: Nguy cơ sức khỏe từ sản phẩm chăm sóc cá nhân
18/10/2024Tưởng chừng như vô hại, nhưng thực tế thì các sản phẩm chăm sóc cá nhân hàng ngày như mỹ phẩm, lăn khử mùi, nước hoa, nước thơm tay, dầu gội… có thể tạo ra những hạt siêu nhỏ gây hại cho phổi, nhất là đối với các nhóm dễ bị tổn thương như trẻ em hay người cao tuổi. Đó là kết quả một nghiên cứu vừa được công bố trên tạp chí khoa học trực tuyến ES&T Letters.
Tạp chí khoa học: Bài tập đơn giản giúp đốt cháy calo nhiều hơn gấp 20 lần so với đi bộ
04/10/2024Tăng cường tham gia các hoạt động ngoài trời, luyện tập thể dục thể thao_ luôn là lời khuyên các chuyên gia y tế dành cho những người muốn nâng cao sức khỏe và cải thiện vóc dáng. Để đốt cháy calo hiệu quả, hỗ trợ việc lấy lại vóc dáng, Giáo sư /An-bec-tô Mi-net-ti/ Alberto Minetti làm việc tại Khoa Y, Đại học Milan của Italia, mới đây đã gợi ý một bài tập đơn giản giúp đốt cháy calo nhiều hơn gấp 20 lần so với đi bộ.
Tạp chí khoa học: Trái đất sắp có “mặt trăng nhỏ” trong khoảng hai tháng
20/09/2024Cụ thể, theo nhóm nghiên cứu thuộc Đại học Complutense Madrid của Tây Ban Nha, một tiểu hành tinh có tên 2024 PT5 với đường kính chỉ khoảng 10 mét sẽ bị lực hấp dẫn của Trái đất giữ lại từ ngày 29 tháng 9 đến ngày 25 tháng 11 tới. Trong thời gian này, nó sẽ bay vòng quanh Trái đất nhưng không hoàn thành toàn bộ quỹ đạo. Sau đó, tiểu hành tinh 2024 PT5 sẽ thoát khỏi ảnh hưởng của lực hấp dẫn từ Trái Đất và quay trở lại quỹ đạo Mặt trời.
Tạp chí khoa học: Hàn Quốc phát triển chip DRAM thế hệ thứ 6 đầu tiên trên thế giới
06/09/2024Theo SK Hynix, DDR5 có chi phí thấp hơn so với thế hệ trước trong khi đạt hiệu suất cao hơn 30% nhờ thiết kế cải tiến. Chip DDR5 có tốc độ xử lý là 8 Gbps, cao hơn 11% so với thế hệ thứ 5, hiệu suất năng lượng cũng cao hơn 9%. DRAM mới dự kiến sẽ được áp dụng cho các trung tâm dữ liệu hiệu suất cao và có thể giúp các trung tâm này giảm chi phí năng lượng tới 30%.
Tạp chí khoa học: Phi thuyền “Mượn lực” trái đất để bay đến sao Mộc
23/08/2024Cơ quan Không gian châu Âu (ESA) mới đây cho biết họ đang theo dõi sát sao phi thuyền Thám hiểm các mặt trăng của sao Mộc (Juice) khi nó chuẩn bị thực hiện cú “mượn lực” đầu tiên từ hệ Trái đất - Mặt trăng. Đây là một phần quan trọng trong hành trình của Juice để đi đến sao Mộc, hành tinh lớn nhất trong hệ mặt trời. Cụ thể, phi thuyền Juice thực hiện cú "mượn lực" vào khoảng 11 giờ ngày 20/8 (giờ Việt Nam). Khi đó, tàu vũ trụ Juice tiến gần Trái đất nhất, sử dụng lực hấp dẫn giữa Mặt trăng và Trái đất như một cái thắng tự nhiên. Điều này giúp phi thuyền giảm tốc độ, đi vào quỹ đạo mới và chuyển sang giai đoạn tiếp theo của hành trình.
Tạp chí khoa học: Phát hiện mới về dấu hiệu của sự sống trong khí quyển sao Kim
10/08/2024Là hành tinh láng giềng gần nhất của Trái đất nhưng sao Kim lại là nơi vô cùng khắc nghiệt với nhiệt độ bề mặt lên tới 470 độ C. Cách đây 4 năm, việc các nhà khoa học công bố phát hiện dấu hiệu có thể có của sự sống trong khí quyển sao Kim đã gây tranh cãi. Thế nhưng, mới đây, nhóm nghiên cứu này tiếp tục cung cấp nhiều bằng chứng để khẳng định công bố trên.
Tạp chí khoa học: Tác động của công nghệ AI đối với môi trường
26/07/2024Trí tuệ nhân tạo (AI) đang tạo nên sự đổi mới sâu rộng trên nhiều lĩnh vực, thúc đẩy cuộc chạy đua phát triển các phần mềm AI trên thế giới. Song song với những lợi ích mà công nghệ AI mang lại, thì lượng điện mà các trung tâm dữ liệu, phát triển AI tiêu thụ lại rất đáng quan ngại. Việc làm sao để cân bằng những lợi ích và tác hại của công nghệ AI đối với môi trường đang là bài toán khó của thế giới.
Tạp chí khoa học: Robot hình người khổng lổ bảo trì đường sắt
13/07/2024Thoạt nhìn, robot này trông như một nhân vật phản diện trong các bộ phim khoa học viễn tưởng, nhưng thực tế nó sẽ thay thế con người thực hiện những công việc khó nhọc và nguy hiểm. Robot cao tới 12 mét, được gắn trên một chiếc xe tải được thiết kế đặc biệt để có thể chạy trên đường ray.
Tạp chí khoa học: Triển lãm Trí tuệ Thế giới 2024 - nhiều sản phẩm công nghệ tiên tiến
28/06/2024Nhờ vào các thuật toán tiên tiến điều chỉnh dáng đi, các robot hình người này có khả năng bước đi ổn định. Chúng có thể tự điều chỉnh tư thế nhanh chóng để giữ thăng bằng trong nhiều tình huống khác nhau. Theo giới chuyên môn, các robot này hoạt động ổn định, có thể triển khai trên quy mô công nghiệp, thay thế con người làm những việc trong môi trường độc hại, nguy hiểm.
Tạp chí khoa học: Tập đoàn công nghệ Apple ra mắt hệ thống trí tuệ nhân tạo cá nhân hứa hẹn thay đổi
14/06/2024Một sự kiện đáng chú ý trên lĩnh vực công nghệ trong tuần này là tập đoàn Apple của Mỹ trình làng Apple Intelligence, một hệ thống trí tuệ nhân tạo (AI) cá nhân dành riêng cho các thiết bị của hãng. Theo Giám đốc điều hành Apple, ông Tim Cook, Apple Intelligence đánh dấu chương mới của tập đoàn này và hứa hẹn thay đổi hoàn toàn trải nghiệm của người dùng.
Tạp chí khoa học: Phương pháp sản xuất kim cương trong 150 phút
03/05/2024Sự ra đời của các sản phẩm kim cương nhân tạo chất lượng cao ngày càng thu hút sự quan tâm của người tiêu dùng. Theo các chuyên gia, thế giới đang chứng kiến xu hướng khách hàng dịch chuyển từ kim cương tự nhiên với giá thành đắt đỏ sang kim cương nhân tạo có chất lượng tương đương nhưng giá rẻ hơn nhiều.
Tạp chí khoa học: Miếng dán hỗ trợ người bị rối loạn giọng nói
19/04/2024Các nhà khoa học làm việc tại trường Đại học California Los Angeles ở Mỹ đang nghiên cứu phát triển miếng dán ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) giúp. Theo nhóm nghiên cứu, bên cạnh dây thanh âm, mọi người còn sử dụng một số cơ nhất định ở cổ họng trong quá trình tạo ra lời nói. Vì vậy, các nhà khoa học tạo ra miếng dán có khả năng thu thập tín hiệu dựa trên chuyển động của các cơ ở cổ họng và tìm từ ngữ trong cơ sở dữ liệu khớp với tín hiệu đó, sau đó phát ra những từ ngữ mà người sử dụng miếng dán muốn nói.
Tạp chí khoa học: Tia laser mạnh nhất thế giới
08/04/2024Hệ thống Laser Công suất Cao (HPLS) đặt tại trung tâm nghiên cứu gần thủ đô Bucharest của Rumani mới đây đã tạo ra tia laser được cho là mạnh nhất thế giới, hứa hẹn cách mạng hóa nhiều lĩnh vực từ y tế tới khoa học vũ trụ.