Nhịp sống đồng bằng: Trăm năm làng chiếu Định Yên
06/11/2024Làng chiếu Định Yên - làng nghề hơn trăm năm tuổi được vinh danh là di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia. Những người thợ nơi đây bằng đôi tay tài hoa và lòng yêu nghề sâu sắc đã đưa chiếu Định Yên vươn xa, trở thành niềm tự hào của người dân vùng đất Sen Hồng.
Nhịp sống đồng bằng: Đón cá linh đầu nguồn
16/10/2024Cá linh – món quà thiên nhiên ban tặng cho cư dân đầu nguồn sông Cửu Long. Mùa nước nổi, cá linh non xuôi theo dòng sông Tiền, sông Hậu, tỏa ra khắp nội đồng. Càng về cuối nguồn, cá linh càng lớn và là thời điểm làm ăn rộn ràng nhất của nhiều người, làm nên nhịp sống đặc trưng miền Tây Nam bộ.
Nhịp sống đồng bằng: Mùa bông súng ở Lung Ngọc Hoàng
01/10/2024Với người dân ĐBSCL, bông súng là loại cây phổ biến có sắc màu rực rỡ không chỉ làm đẹp cảnh quan thiên nhiên mà còn mang lại nguồn sinh kế ổn định cho nhiều người. Mùa nước tràn đồng, nhà nông miệt Lung Ngọc Hoàng tất bật với công việc đồng áng, nhịp sống mưu sinh càng trở nên không khí sôi động, làm nên mới sức sống cho cả vùng. Mời quý khán giả cùng Nhịp sống đồng bằng về với khu bảo tồn thiên nhiên thuộc xã Phương Bình, huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang để cảm nhận sự quyến rũ của những cánh đồng bông súng trải dài nơi đây.
Ký sự truyền hình: Hạt mầm tri thức - Tập 3: Người đưa đò vùng đồng bào dân tộc
03/09/2024Đồng bằng sông Cửu Long là vùng đất có vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng về kinh tế - chính trị và quốc phòng - an ninh. Tuy nhiên, giáo dục nơi đây còn nhiều thách thức, tỷ lệ lao động qua đào tạo dù có nhiều cải thiện nhưng thấp hơn các vùng kinh tế khác và thấp hơn nhiều so với bình quân cả nước. Để giáo dục và đào tạo miền Tây Nam Bộ không còn là “vùng trũng”, cần sự chung tay góp sức của tất cả các cấp, các ngành, địa phương, các tổ chức và cá nhân cùng chung tay ươm những hạt mầm tri thức trên đất chín rồng.
Nhịp sống đồng bằng: Nuôi ốc len trên bãi bồi
29/07/2024Huyện Cù Lao Dung, tỉnh Sóc Trăng nằm cuối dòng sông Hậu, giữa hai cửa sông Định An và Trần Đề. Vùng đất bãi bồi cùng cánh rừng ngập mặn rộng lớn như lá chắn với hệ sinh thái đặc trưng và là môi trường nuôi lý tưởng cho nhiều loài nhuyễn thể, trong đó có ốc len.
Ký sự truyền hình | Chín cửa sông rồng - Tập 1: Mạch nguồn cửa tiểu, cửa đại
06/05/2024Sông Mê kong chảy vào lãnh thổ Việt Nam, phân thành hai nhánh Tiền Giang và Hậu Giang, bồi đắp phù sa cho vùng đồng bằng sông Cửu Long. Sông Cửu Long đổ ra biển Đông theo chín cửa, hình thành các cồn bãi, rừng mắm đước cùng hệ sinh thái động thực vật phong phú. Vậy nhưng, ở những cửa sông này người dân đang đối mặt với biến đổi khí hậu ngày càng khắc nghiệt.Rừng mất… Đất lở… Mặn lấn sâu nội đồng….Người dân từng bước thích ứng để duy trì sinh kế…Nội dung được phản ánh qua loạt Ký sự truyền hình Chín cửa sông rồng.
Văn minh đô thị: Thị xã Bình Minh - đô thị xanh ven sông Hậu
02/03/2022Thị xã Bình Minh được công nhận đô thị loại III vào năm 2020. Hiện đô thị lớn thứ 2 của tỉnh Vĩnh Long đang tập trung phát triển hạ tầng, thu hút đầu tư, khai thác hiệu quả tiềm năng, lợi thế phát triển kinh tế - xã hội địa phương.
Ký sự truyền hình: Xuân quê hương - Ăn tết bên dòng sông Hậu
06/02/2022Trong hành trình qua ĐBSCL, sông Hậu chảy qua những vùng đất màu mỡ, những cù lao cây trái tốt tươi, cũng là địa bàn sinh sống của nhiều dân tộc. Tết nguyên đán là dịp lễ lớn trong năm, nhưng mỗi địa phương, mỗi cộng đồng lại có những cách vui xuân, hòa theo không khí Tết theo một cách riêng.
Người dân lo lắng tình trạng sạt lở tuyến đê bao ven sông Hậu
03/06/2017Trung bình mỗi năm diện tích đất ở ĐBSCL mất đi khoảng 500 hecta và chưa có dấu hiệu dừng lại. Khai thác cát quá mức là 1 trong những nguyên nhân gây biến đổi dòng chảy, khiến sạt lở gia tăng. Trong khi phù sa từ thượng nguồn không còn về ĐBSCL thì đáy sông Tiền, sông Hậu vẫn bị moi lên hàng ngàn tấn cát mỗi ngày, bất chấp những hiểm họa về môi trường.
Sạt lở nhiều đoạn trên đê bao sông Hậu
07/07/2014Đê bao sông Hậu có chiều dài trên 15km đi qua địa bàn 5 xã Thành Lợi, Tân Quới, Tân Bình, Tân Lược và Tân An Thạnh của huyện Bình Tân, tỉnh Vĩnh Long. Hiện nay, đê bao đã sạt lở rất nhiều đoạn. Nếu không có giải pháp gia cố kịp thời thì khi mùa lũ về, thiệt hại về kinh tế của bà con không thể lường trước được.