Chuyện kể Đất phương Nam: Thành cổ Nam Bộ - Tập 2: Giá trị di sản
12/12/2024Từ khi ra đời, lịch sử quốc gia, dân tộc Việt Nam gắn liền với lịch sử dựng nước và giữ nước, chiến đấu không ngừng để giữ vững bờ cõi, cương vực non sông. Thực tế cho thấy, dân tộc ta phải liên tiếp trải qua các cuộc đấu tranh chống xâm lược của ngoại bang qua nhiều thời kỳ. Những di tích lịch sử trải khắp chiều dài đất nước còn lưu lại đến hôm nay là minh chứng sống động và chân thực nhất về các giai đoạn phát triển của dân tộc, về công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Để giữ vững toàn vẹn lãnh thổ, chủ quyền, nền độc lập dân tộc, các triều đại phong kiến đã cho xây dựng nhiều thành lũy kiên cố trên khắp mọi miền đất nước. Hành trình khai mở về phương Nam của cha ông ta còn đó những dấu tích thành xưa mang đậm giá trị di sản.
Chuyên đề Xây dựng Đảng: Nỗ lực hoàn thành chỉ tiêu nghị quyết năm 2024
04/12/2024Thực hiện nghị quyết của Tỉnh ủy năm 2024, trong bối cảnh tình hình kinh tế-xã hội trong nước còn nhiều khó khăn, thách thức. Tuy nhiên, với sự chỉ đạo quyết liệt của Tỉnh ủy và Ủy ban nhân dân tỉnh, các huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh đã nỗ lực, quyết tâm cao để thực hiện hiệu quả Nghị quyết năm 2024 của cấp mình, góp phần hoàn thành các chỉ tiêu Nghị quyết của Tỉnh ủy đã đề ra trong năm.
Chuyện kể Đất phương Nam: Thành cổ Nam Bộ - Tập 1: Chứng tích lịch sử
04/12/2024Từ khi ra đời, lịch sử quốc gia, dân tộc Việt Nam gắn liền với lịch sử dựng nước và giữ nước, chiến đấu không ngừng để giữ vững bờ cõi, cương vực non sông. Thực tế cho thấy, dân tộc ta phải liên tiếp trải qua các cuộc đấu tranh chống xâm lược của ngoại bang qua nhiều thời kỳ. Những di tích lịch sử trải khắp chiều dài đất nước còn lưu lại đến hôm nay là minh chứng sống động và chân thực nhất về các giai đoạn phát triển của dân tộc, về công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Để giữ vững toàn vẹn lãnh thổ, chủ quyền, nền độc lập dân tộc, các triều đại phong kiến đã cho xây dựng nhiều thành lũy kiên cố trên khắp mọi miền đất nước. Hành trình khai mở về phương Nam của cha ông ta còn đó những dấu tích thành xưa mang đậm giá trị di sản.
Chuyên đề Xây dựng Đảng: Công tác cán bộ khi sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã
28/11/2024Thưa quý khán giả! Đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã giai đoạn 2023-2025 của tỉnh Vĩnh Long đã được Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XV thông qua tại Nghị quyết số 1203/NQ-UBTVQH15. Việc sắp xếp đơn vị hành chính là chủ trương lớn, đúng đắn nhằm nâng cao năng lực, hiệu quả quản lý nhà nước để phục vụ nhân dân, giúp các địa phương mở rộng không gian phát triển, tập trung nguồn lực, phát huy tiềm năng, lợi thế. Khi sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn tỉnh thì đội ngũ cán bộ đã được sắp xếp lại, bố trí phù hợp, đúng qui định. Trong phần đầu chuyên mục Xây dựng Đảng hôm nay, chúng tôi đề cập nội dung này, kính mời quý khán giả cùng theo dõi.
Ký sự truyền hình: Kênh đào Miền Tây - Tập 4: Kênh xáng Chắc Băng
26/11/2024Kênh đào – một hệ thống công trình giao thông thủy có ý nghĩa quan trọng trong sản xuất nông nghiệp ở vùng châu thổ đồng bằng sông Cửu Long. Từ thời khai mở đất đến nay, trải qua hàng trăm năm, những con kênh đào trăm tuổi vẫn còn vẹn nguyên giá trị. Là mạch nguồn kết nối thúc đẩy phát triển giao thương, phát triển kinh tế - xã hội và tạo bản sắc văn hóa cho vùng đất phương Nam.
Chuyện kể Đất phương Nam: Vĩnh Tế 200 năm dòng kênh huyền thoại - Tập 3: Tiếp bước tiền nhân
26/11/2024Vĩnh Tế là con kênh nối từ Châu Đốc đến Giang Thành, Hà Tiên. Khởi công từ năm 1819 thời vua Gia Long và hoàn thành vào năm 1824 thời vua Minh Mạng. Đây là con kênh đào lớn nhất trong lịch sử nước ta thời nhà Nguyễn. Tròn 2 thế kỷ, kênh Vĩnh Tế đã góp phần quan trọng vào phát triển kinh tế xã hội, bảo vệ an toàn cho vùng đất biên thùy.
Chuyện kể Đất phương Nam: Vĩnh Tế 200 năm dòng kênh huyền thoại - Tập 2: Vĩnh Yên một dải biên cương
20/11/2024Vĩnh Tế là con kênh được đào phía Tây Nam nước ta, nối từ Châu Đốc đến Giang Thành, Hà Tiên. Khởi công từ năm 1819 thời vua Gia Long và hoàn thành vào năm 1824 thời vua Minh Mạng. Đây là con kênh đào lớn nhất trong lịch sử nước ta thời nhà Nguyễn. Tròn 2 thế kỷ, kênh Vĩnh Tế đã góp phần quan trọng vào phát triển kinh tế xã hội, bảo vệ an toàn cho vùng đất biên thùy.
Ký sự truyền hình: Kênh đào Miền Tây - Tập 3: Kênh phụ nữ ở Cù lao Minh
19/11/2024Kênh đào – một hệ thống công trình giao thông thủy có ý nghĩa quan trọng trong sản xuất nông nghiệp ở vùng châu thổ đồng bằng sông Cửu Long. Từ thời khai mở đất đến nay, trải qua hàng trăm năm, những con kênh đào trăm tuổi vẫn còn vẹn nguyên giá trị. Là mạch nguồn kết nối thúc đẩy phát triển giao thương, phát triển kinh tế - xã hội và tạo bản sắc văn hóa cho vùng đất phương Nam.
Chuyên đề kinh tế: Vĩnh Long định hướng phát triển kinh tế xanh
19/11/2024Phát triển kinh tế theo mô hình kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, kinh tế số; Tập trung phát triển kinh tế nông nghiệp, công nghiệp chế biến, dịch vụ và đô thị gắn với phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội đồng bộ, hiện đại và thích ứng với biến đổi khí hậu là một trong ba quan điểm phát triển của Quy hoạch tỉnh Vĩnh Long thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Theo đó, tỉnh Vĩnh Long đã đưa ra các giải pháp để triển khai định hướng chiến lược phát triển các mô hình kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, thúc đẩy tăng trưởng và phát triển bền vững.
Chuyện kể Đất phương Nam: Vĩnh Tế 200 năm dòng kênh huyền thoại - Tập 1: Những người mở đất
12/11/2024Vĩnh Tế là con kênh được đào phía Tây Nam nước ta, nối từ Châu Đốc đến Giang Thành, Hà Tiên. Khởi công từ năm 1819 thời vua Gia Long và hoàn thành vào năm 1824 thời vua Minh Mạng. Đây là con kênh đào lớn nhất trong lịch sử nước ta thời nhà Nguyễn. Tròn 2 thế kỷ, kênh Vĩnh Tế đã góp phần quan trọng vào phát triển kinh tế xã hội, bảo vệ an toàn cho vùng đất biên thùy.
Chuyện kể Đất phương Nam: Văn hóa làng xã ở Nam Bộ
09/11/2024Văn hóa làng xã ở Nam Bộ… Di sản văn hóa kết tinh bởi đất và người… Những bản sắc văn hóa của dân tộc Việt Nam… Là ký ức sống động của truyền thống, được bảo tồn và phát triển trong nhịp sống hiện đại.
Chuyên đề kinh tế: Phát triển du lịch đường sông gắn với làng nghề gạch gốm
05/11/2024Tỉnh Vĩnh Long nằm ở trung tâm của vùng ĐBSCL, giữa sông Tiền và sông Hậu, có vị trí địa lý và địa hình phù hợp phát triển đa dạng các sản phẩm du lịch đặc trưng của vùng sông nước Cửu Long. Thời gian qua, tỉnh đã tập trung định hướng phát triển loại hình du lịch “sinh thái sông nước miệt vườn” kết hợp tham quan trải nghiệm văn hóa, lịch sử địa phương. Vĩnh Long cũng đang nỗ lực khai thác những tài nguyên du lịch để tạo nét riêng, tăng sức hấp dẫn đối với du khách. Trong đó, định hướng phát triển các sản phẩm du lịch gắn với quá trình bảo tồn và phát huy giá trị văn hoá độc đáo của làng nghề gạch gốm truyền thống.
Phim tài liệu: "Đất biết nở - Rừng biết đi" - Vì một châu thổ xanh
29/10/2024“Mắm trước, đước sau, tràm theo sát. Sau hàng dừa nước mái nhà ai”.
Chuyên đề Xây dựng Đảng: Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác khuyến học, khuyến tài
29/10/2024Thưa quý khán giả! Qua 5 năm thực hiện Kết luận số 49 của Ban Bí thư về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 11 ngày 13/4/2007 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập, tỉnh Vĩnh Long đạt được nhiều kết quả. Phong trào khuyến học, khuyến tài đã nhận được sự hưởng ứng của đông đảo các tầng lớp nhân dân. Kết quả của phong trào đã động viên người học thiết thực, góp phần đào tạo nguồn nhân lực cho địa phương. Trong phần đầu chuyên mục Xây dựng Đảng hôm nay chúng tôi, chúng tôi đề cập nội dung này, kính mời quý khán giả cùng theo dõi.
Chuyện kể Đất phương Nam: Ghe đục Miền Tây
16/10/2024Những chiếc ghe thong thả xuôi ngược trên các kênh rạch của Đồng bằng sông Cửu Long, mang thủy sản tươi sống đến mọi nơi. Từ Châu Đốc, An Giang, Hồng Ngự, Tam Nông đến Sa Đéc, Vĩnh Long, Tiền Giang, Thành phố Hồ Chí Minh. Những chiếc ghe đục, loại phương tiện đặc biệt riêng có ở miền Tây, từ bao năm qua đã lặng lẽ nhưng hiệu quả, góp phần vào sự phát triển chung của vùng đồng bằng hiền hòa. Những chiếc ghe gắn với những hộ gia đình, và đời ghe cũng là đời mưu sinh của người dân vùng đất này, làm nên sự phong phú, độc đáo nơi châu thổ Cửu Long.
Ký sự truyền hình: Trữ cá mùa nước nổi
08/10/2024Mùa nước lên, chuyện làm ăn trên đồng của cư dân miền châu thổ sông Cửu Long lại bắt đầu rôm rả. Thích ứng linh hoạt, chủ động thay đổi phương kế mưu sinh, bà con nuôi trữ cá, cua đồng, phát triển du lịch sinh thái mùa nước nổi. Nguồn lợi thủy sản tự nhiên được khai thác theo hướng bền vững, thuận thiên.
Nông nghiệp bền vững: Phát triển nông nghiệp bền vững theo lợi thế vùng sinh thái
07/10/2024Những năm gần đây, biến đổi khí hậu làm thời tiết, thủy văn ở các khu vực này thay đổi, tác động tiêu cực đến sản xuất. Nhằm tăng tính thích ứng, cư dân ĐBSCL dần phát triển những mô hình sản xuất phù hợp với điều kiện từng nơi, tạo sản phẩm theo nhu cầu thị trường, mang tính bền vững, lâu dài.
Chuyện kể Đất phương Nam: Nét đẹp văn hóa "Tích cốc phòng cơ" ở Nam Bộ
27/08/2024Qua bàn tay cần cù lao động, Nam bộ từ một vùng hoang vu trở thành bờ xôi ruộng mật, giúp cho bao thế hệ có cuộc sống ấm no. Quá trình làm ra lương thực để phục vụ cho đời sống, người dân Nam bộ lưu truyền giải pháp dự trữ lương thực, thực phẩm từ bao đời và phát triển thành sản phẩm văn hóa độc đáo. Từ gạo làm ra bột, rồi con cá làm ra con mắm. Văn hóa "tích cốc phòng cơ" ở Nam bộ tiếp tục sống động trong cuộc sống hôm nay.
Chuyển đổi số: Phát triển cơ sở dữ liệu nông nghiệp
23/07/2024Nhằm đẩy mạnh chuyển đổi số ngành nông nghiệp, tỉnh Đồng Tháp và Bến Tre tăng cường triển khai số hóa dữ liệu sản xuất nông nghiệp của địa phương. Mục tiêu xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu tập trung, tạo sự thuận lợi cho chính quyền địa phương, người dân và doanh nghiệp trong quá trình tìm kiếm và khai thác dữ liệu. Qua đó, góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp.
Chuyên đề Xây dựng Đảng: Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội
22/07/2024Thực hiện Chỉ thị 40 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Vĩnh Long đã tập trung chỉ đạo các cấp ủy đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội triển khai, quán triệt đến cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức và tuyên truyền, phổ biến rộng rãi trong đoàn viên, hội viên và quần chúng nhân dân. Qua 10 năm thực hiện Chỉ thị số 40, hoạt động tín dụng chính sách đã giúp nhiều hộ nghèo và các đối tượng chính sách có điều kiện phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập, góp phần thực hiện có hiệu quả mục tiêu giảm nghèo bền vững, xây dựng nông thôn mới và đảm bảo an sinh xã hội của địa phương.