Anh hùng LLVTND Nguyễn Văn Nghĩa (1961 - … )
07/08/2010Gương đồng chí đã được tập thể và các đơn vị trên tuyến biên giới học tập.
Anh hùng LLVTND Nguyễn Văn Bánh (1952 - … )
07/07/2010Giữa những đợt pháo của Chi khu Trà Ôn, bằng thủ pháo TNT và lựu đạn, Nguyễn Văn Bánh cùng người Đại đội phó của mình đánh chiếm từng lô-cốt một. Cuối cùng, sau một giờ chiến đấu, ông và người Đại đội phó diệt gọn đồn Tầm Vu.
Nhà thơ Truy Phong (1925 - 2005)
11/06/2010Những cái gì tôi hận
Những cái gì tôi khinh
Trăm năm chuyện cũ thôi mình bỏ qua.
(Một thế kỷ, mấy vần thơ)
Nguyễn Đáng (1925 - 1984)
10/06/2010Ít nhất, anh cũng để lại một cái gì không thể phai mờ bằng chính cách sống của anh… (Nhà nghiên cứu Trần Bạch Đằng).
Anh hùng LLVTND Đoàn Văn Thắng (1952 - … )
07/06/2010Suốt 24 năm phục vụ trong quân đội, Đoàn Văn Thắng luôn nêu cao tinh thần quên mình vì nhiệm vụ, sẵn sàng vượt mọi khó khăn để hoàn thành nhiệm vụ, phục vụ chiến đấu thắng lợi.
Nguyễn Thông (1827 - 1884)
02/06/2010Nhìn chung, Nguyễn Thông là một người nghèo có chí tự học, trở thành một nhà nho thật lòng yêu nước thương dân, có tư tưởng tiến bộ, khác hẳn hạng xu nịnh đương thời.
Anh hùng LLVTND Lê Văn Hòa (1950 - … )
07/05/2010Sự táo bạo đưa anh cùng đồng đội đến thắng lợi trong nhiều trận đánh.
Nguyễn Thị Nhỏ (1909 - 1946)
09/04/2010"Chỉ cần một cái gật đầu của chị Sáu Nhỏ là tôi sẽ phải lên máy chém". Vậy mà âm mưu của chúng không bao giờ thành công khi tra tấn cũng như dụ dỗ Nguyễn Thị Nhỏ.
Nguyễn Văn Thiệt (1906 - 1970)
04/03/2010Giữa khi cuộc chiến đấu đang tiếp diễn, ngày 6/1/1946, Tỉnh ủy và Ủy ban kháng chiến đã tổ chức thắng lợi cuộc bầu cử Quốc hội khóa đầu tiên của cả nước. Nguyễn Văn Thiệt là một trong ba đại biểu của Tỉnh Vĩnh Long được đắc cử.
Trương Vĩnh Ký (1837 - 1898)
11/02/2010Năm 1874, giới nghiên cứu Pháp đã liệt Trương Vĩnh Ký vào hàng một trong 18 nhà bác học danh tiếng nhất thế giới đương thời.
Phan Tôn (1837 - … )
10/02/2010Cuộc khởi nghĩa năm 1868 do hai ông lãnh đạo gắn liền với trang sử yêu nước chống Pháp của nhân dân Vĩnh Long. Họ đã khiến cho thực dân Pháp và phe chủ hòa ở triều đình Huế phải ngạc nhiên và lo sợ.
Phan Liêm (1833 - ... )
09/02/2010Cuộc đời Phan Liêm không thuần nhất : ông đã lãnh đạo nhân dân Vĩnh Long nổi dậy chống Pháp, ông cũng đã từng tham gia chiến đấu giữ thành Hà Nội. Bên cạnh đó, ông cũng đã ra làm quan cho triều đình Huế trong một thời gian dài cho đến cuối đời.
Phan Văn Trị (1830 - 1910)
08/02/2010Trước khi quân Pháp xâm lược đánh chiếm Gia Định, ông đã sáng tác thơ văn chống bọn quan lại nhà Nguyễn đàn áp, bóc lột nhân dân. Về sau, thơ ông thấm đượm lòng yêu nước thương dân, căm thù quân cướp nước và bè lũ tay sai bán nước.
Anh hùng LLVTND Đỗ Thị Năm (1949 - … )
07/01/2010Trong suốt thời gian nhận nhiệm vụ vận chuyển vũ khí cho các chiến trường (từ 1972 đến 1975), chị Đỗ Thị Năm đã vận chuyển 279 chuyến với khoảng 22 tấn vũ khí, đạn dược, chưa kể gạo và chuyển thư từ.
Trần Văn Hương (1902 - 1985)
04/01/2010Trong Kinh Dịch có câu : “Đức vi nhi vi tôn, lực tiểu nhi mưu đại, vô họa tiên hỷ” (Đạo đức kém mà vị trí cao, sức nhỏ mà mưu lớn, không mang họa là điều ít có lắm).
Trọng Nguyên (1937 - 1981)
27/11/2008Trong vòng chưa đầy 20 năm, Trọng Nguyên đã viết 27 tiểu thuyết và dịch hai tác phẩm của Quỳnh Dao.
Hòa thượng Thích Thiện Hoa (1917 - 1973)
26/11/2008Hòa thượng Thích Thiện Hoa đã nêu một tấm gương sáng về mẫu mực của một bậc chân tu, sống tốt đạo, đẹp đời. Ông là một nhà sư thông tuệ với lòng yêu nước sâu sắc, cụ thể.
Trần Đại Nghĩa (1913 - 1997)
24/11/2008Trong Đại hội liên hoan Anh hùng và Chiến sĩ thi đua toàn quốc ngày 1/5/1952, Trần Đại Nghĩa được Chính phủ và Hồ Chủ tịch tặng thưởng Huân chương kháng chiến hạng Nhất và danh hiệu Anh hùng Lao động.
Trương Duy Toản (1885 - 1957)
16/11/2008Ông là kịch tác gia kiêm đạo diễn của bộ môn Ca ra bộ đầu thế kỷ XX. Cùng với ông Nguyễn Trọng Quyền, Trương Duy Toản là thầy tuồng hàng đầu của nghệ thuật cải lương thời bấy giờ.
Phan Văn Đáng (1919 - 1997)
26/10/2008Ở ông luôn luôn có sự gần gũi giữa Đảng với dân, “Đảng muốn tồn tại phải gắn bó với nhân dân như cá với nước”.