Nhịp sống đồng bằng: Mùa bông súng ở Lung Ngọc Hoàng
01/10/2024Với người dân ĐBSCL, bông súng là loại cây phổ biến có sắc màu rực rỡ không chỉ làm đẹp cảnh quan thiên nhiên mà còn mang lại nguồn sinh kế ổn định cho nhiều người. Mùa nước tràn đồng, nhà nông miệt Lung Ngọc Hoàng tất bật với công việc đồng áng, nhịp sống mưu sinh càng trở nên không khí sôi động, làm nên mới sức sống cho cả vùng. Mời quý khán giả cùng Nhịp sống đồng bằng về với khu bảo tồn thiên nhiên thuộc xã Phương Bình, huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang để cảm nhận sự quyến rũ của những cánh đồng bông súng trải dài nơi đây.
Ký sự truyền hình: Hạt mầm tri thức - Tập 4: Du học sinh trên đất chín rồng
04/09/2024Trong xu thế hội nhập và phát triển, Đồng bằng sông Cửu Long đang là nơi đuọc nhiều sinh viên quốc tế chọn đến để học tập và nghiên cứu khoa học. Các trường Đại học trong vùng đã chú trọng công tác liên kết đào tạo với nước ngoài, nhằm tăng cường sự hiểu biết về vùng đất, con người miền Tây Nam bộ, chung tay đào tạo những công dân toàn cầu có tri thức, giàu bản sắc văn hóa, vừa là cầu nối giúp thắt chặt tình đoàn kết, hữu nghị giữa các quốc gia.
Ký sự truyền hình: Hạt mầm tri thức - Tập 3: Người đưa đò vùng đồng bào dân tộc
03/09/2024Đồng bằng sông Cửu Long là vùng đất có vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng về kinh tế - chính trị và quốc phòng - an ninh. Tuy nhiên, giáo dục nơi đây còn nhiều thách thức, tỷ lệ lao động qua đào tạo dù có nhiều cải thiện nhưng thấp hơn các vùng kinh tế khác và thấp hơn nhiều so với bình quân cả nước. Để giáo dục và đào tạo miền Tây Nam Bộ không còn là “vùng trũng”, cần sự chung tay góp sức của tất cả các cấp, các ngành, địa phương, các tổ chức và cá nhân cùng chung tay ươm những hạt mầm tri thức trên đất chín rồng.
Ký sự truyền hình: Hạt mầm tri thức - Tập 2: Quả ngọt xứ Dừa Đỏ
02/09/2024ĐBSCL là vùng đất có vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng về kinh tế - chính trị và quốc phòng - an ninh. Tuy nhiên, giáo dục nơi đây còn nhiều thách thức, tỷ lệ lao động qua đào tạo dù có nhiều cải thiện nhưng thấp hơn các vùng kinh tế khác và thấp hơn nhiều so với bình quân cả nước.Để giáo dục và đào tạo miền Tây Nam bộ không còn là “vùng trũng”, cần sự chung tay góp sức của tất cả các cấp, các ngành, địa phương, các tổ chức và cá nhân cùng chung tay ươm những hạt mầm tri thức trên đất chín rồng.
Ký sự truyền hình: Hạt mầm tri thức - Tập 1: Những lớp học đặc biệt
01/09/2024Đồng bằng sông Cửu Long là vùng đất có vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng về kinh tế - chính trị và quốc phòng - an ninh. Tuy nhiên, giáo dục nơi đây còn nhiều thách thức, tỷ lệ lao động qua đào tạo dù có nhiều cải thiện nhưng thấp hơn các vùng kinh tế khác và thấp hơn nhiều so với bình quân cả nước. Để giáo dục và đào tạo miền Tây Nam Bộ không còn là “vùng trũng”, cần sự chung tay góp sức của tất cả các cấp, các ngành, địa phương, các tổ chức và cá nhân cùng chung tay ươm những hạt mầm tri thức trên đất chín rồng.
Ký sự truyền hình: Qua cù lao Ông Chưởng
12/08/2024Vùng đất cù lao có vị trí địa lý độc đáo được bao bọc bởi 3 con sông lớn, gồm Tiền Giang, Hậu Giang, Vàm Nao và rạch Ông Chưởng. Trầm tích phù sa lắng đọng làm nên cồn bãi, là nơi dừng chân của các thế hệ cư dân trong bước đường khai hoang, mở cõi vùng đất phương Nam. Cù lao Ông Chưởng rạng danh với những cư dân tài hoa làm nên danh tiếng cho nghề mộc Chợ Thủ trăm năm.
Nhịp sống đồng bằng: Vườn thốt nốt hữu cơ
06/08/2024Vùng bảy núi An Giang, nơi đang tập trung xây dựng những vườn thốt nốt hữu cơ – Loài cây đặc hữu của địa phương… Nhằm nâng cao giá trị tài nguyên hiện có, với đặc sản chế biến từ mật… giúp bà con nông dân gia tăng thu nhập, làm nên nhịp sống mới nơi vùng biên viễn
Chuyện kể Đất phương Nam: Chuyện nhà sàn ở miền Tây Nam Bộ
29/07/2024Nhà sàn trên miền châu thổ, biểu tượng cho bức chân dung văn hóa lao động của cư dân Tây Nam Bộ. Nơi kết nối văn hóa cổ kim… Nơi lưu giữ nếp sống sinh hoạt đời thường và thành quả của quá trình lao động sáng tạo…
Ký sự truyền hình: Đặc sản rừng U Minh Hạ
08/07/2024Mùa mưa nơi đất rừng U Minh Hạ… Không chỉ có thiên nhiên bừng sắc, vạn vật sinh sôi mà còn là thời điểm vào vụ khai thác sản vật từ rừng. Người dân vùng đất cực Nam vẫn giữ nét hào sảng, cần cù trong lao động, sáng tạo trong sinh kế và luôn trọn vẹn một tình yêu với rừng.
Chuyện kể Đất phương Nam: Tứ giác Long Xuyên - Hành trình phát triển
01/07/2024Từ vùng đất hoang hóa lâu đời, quanh năm phèn mặn… Đến vựa lúa lớn nhất đồng bằng sông Cửu Long… Một công cuộc khai hoang, mở đất, làm nên mốc son chói lọi trên hành trình hơn 300 năm phát triển của châu thổ Tây Nam bộ…
Nhịp sống đồng bằng: Gian nan nghề thợ lặn
01/07/2024ĐBSCL có bờ biển dài cùng hệ thống sông ngòi rộng khắp là nơi có nhiều người mưu sinh nghề thợ lặn. Nghề lắm nhọc nhằn, đòi hỏi dày dặn kỹ năng và sự gan dạ không dành cho nhiều người. Vậy mà một khi đã gắn bó thì lòng yêu nghề đủ lớn để gắn bó gần cả đời người.
Chuyện kể Đất phương Nam: Đò dọc, đò ngang
28/05/2024Nằm ở hạ nguồn của dòng Mekong, châu thổ đồng bằng sông Cửu Long có hai dòng chảy chính là Tiền Giang, Hậu Giang cùng hàng ngàn sông rạch lớn nhỏ. Theo tiến trình khai phá, nơi đây hình thành một mạng lưới với trên 14.000 cây số thủy lộ, tạo nên cảnh tàu thuyền chật sông, ngày đêm qua lại như sách Gia Định thành thông chí từng miêu tả miền sông nước này.
Phim tài liệu: Sắc đỏ Vĩnh Long
21/05/2024Dòng Mekong đổ về hạ lưu qua hai nhánh sông Tiền, sông Hậu, mang phù sa cho châu thổ Tây Nam bộ. Không chỉ bồi đắp nên những đồng lúa bạt ngàn, những miệt vườn bốn mùa hoa trái, những hạt phù sa mịn, chìm sâu vào lòng đất đã lắng tụ thành những mỏ đất sét quý giá. Và từ xa xưa người Vĩnh Long đã tận dụng nguồn đất sét quý giá ấy để hình thành một làng nghề với quy mô lớn vào hàng bậc nhất vùng đồng bằng sông Cửu Long: Làng nghề gạch gốm.
Nhịp sống đồng bằng: Chợ phiên trên cù lao xanh
21/05/2024Một cù lao xanh giữa dòng sông Tiền quanh năm cây trái bốn mùa. Nơi có phiên chợ nhóm họp cố định thứ bảy hàng tuần được nhiều người mong đợi. Những món bánh quê nhà làm, những loại nông sản cây nhà lá vườn, người bán người mua chân tình, vui vẻ làm nên nhịp sống thanh bình đặc trưng miền Tây Nam bộ.
Ký sự truyền hình | Chín cửa sông rồng - Tập 2: Về cửa Hàm Luông
13/05/2024Sông Mê kong chảy vào lãnh thổ Việt Nam, phân thành hai nhánh Tiền Giang và Hậu Giang, bồi đắp phù sa cho vùng đồng bằng sông Cửu Long. Sông Cửu Long đổ ra biển Đông theo chín cửa, hình thành các cồn bãi, rừng mắm đước cùng hệ sinh thái động thực vật phong phú. Vậy nhưng, ở những cửa sông này người dân đang đối mặt với biến đổi khí hậu ngày càng khắc nghiệt. Rừng mất… Đất lở… Mặn lấn sâu nội đồng….Người dân từng bước thích ứng để duy trì sinh kế…Nội dung được phản ánh qua loạt Ký sự truyền hình Chín cửa sông rồng.
Ký sự truyền hình | Chín cửa sông rồng - Tập 1: Mạch nguồn cửa tiểu, cửa đại
06/05/2024Sông Mê kong chảy vào lãnh thổ Việt Nam, phân thành hai nhánh Tiền Giang và Hậu Giang, bồi đắp phù sa cho vùng đồng bằng sông Cửu Long. Sông Cửu Long đổ ra biển Đông theo chín cửa, hình thành các cồn bãi, rừng mắm đước cùng hệ sinh thái động thực vật phong phú. Vậy nhưng, ở những cửa sông này người dân đang đối mặt với biến đổi khí hậu ngày càng khắc nghiệt.Rừng mất… Đất lở… Mặn lấn sâu nội đồng….Người dân từng bước thích ứng để duy trì sinh kế…Nội dung được phản ánh qua loạt Ký sự truyền hình Chín cửa sông rồng.
Chuyên đề kinh tế: Phát huy nội lực logistics vùng Đồng bằng sông Cửu Long
05/12/2023ĐBSCL là một trong những vùng kinh tế trọng điểm của quốc gia, đóng góp 18% GDP và phần lớn sản lượng nông – thủy sản xuất khẩu của cả nước với các sản phẩm chủ lực là lúa gạo, trái cây và thủy sản. Tiềm năng và nhu cầu đối với dịch vụ logistics là rất lớn nhưng hiện nay hạ tầng và năng lực của ngành dịch vụ logistics của vùng còn nhiều hạn chế, nên chi phí cao và làm giảm sức cạnh tranh của hàng hóa. Do đó, cần có những định hướng, giải pháp tháo gỡ khó khăn và điểm nghẽn trong phát triển nhằm phát huy những lợi thế sẵn có để nâng cao chất lượng dịch vụ logistics cho vùng ĐBSCL.
Chuyện hôm nay: Đồng bằng sông Cửu Long trước hiểm họa sạt lở
10/07/2023Đến thời điểm hiện tại, ĐBSCL ghi nhận hàng trăm điểm sạt lở bờ sông, bờ biển với độ dài hơn 700 km ảnh hưởng đến sự an toàn, đời sống và sản xuất của người dân. Đã có 5 tỉnh: Long An, Đồng Tháp, An Giang, Vĩnh Long và Bạc Liêu ban bố tình huống khẩn cấp về sạt lở đối với 10 khu vực bờ sông, bờ biển. Thực trạng trên cho thấy, ĐBSCL cần cấp bách triển khai nhiều giải pháp đồng bộ nhằm hạn chế tối đa thiệt hại khi mà những dự báo về tình hình sạt lở sẽ còn tiếp tục diễn biến phức tạp trong thời gian tới.
Tọa đàm: Đồng bằng sông Cửu Long trước hiểm họa sạt lở - Trailer
07/07/2023Hiện tại, ĐBSCL có hàng trăm điểm sạt lở với chiều dài lên đến hơn 740km. Nhiều nhà cửa, đất đai trong phút chốc bị nhấn chìm. Dự báo hiện tượng này sẽ còn diễn biến phức tạp, mức độ nghiêm trọng hơn, phạm vi bị ảnh hưởng ngày càng lan rộng. Vì vậy, ĐBSCL cần cấp bách triển khai nhiều giải pháp đồng bộ nhằm ứng phó với sạt lở bờ sông, bờ biển.
Chuyên đề kinh tế: Đánh giá PCI 2022 của vùng Đồng bằng sông Cửu Long
16/05/2023Kết quả Báo cáo PCI 2022 cho thấy điểm số và thứ hạng của các địa phương vùng ĐBSCL đã phân tán chứ không còn hội tụ ở tốp trên như những năm trước đây. Xu hướng cải thiện chất lượng điều hành kinh tế vẫn được duy trì nhưng năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của nhiều địa phương vùng ĐBSCL lại giảm mạnh.