Nấm bào ngư là một trong những loại nấm rất quen thuộc trong làng ẩm thực Nam Bộ vì vừa ngon, vừa giòn, lại có hương vị thơm. Không chỉ là một loại thực phẩm, nấm bào ngư còn là một vị thuốc rất tốt cho sức khỏe.

Ở nước ta, nấm bào ngư còn có tên gọi là nấm hương chân ngắn, nấm sò xám, nấm trắng, nấm dai… thường mọc hoang trên thân gỗ, mọc đơn độc hay mọc chồng lên nhau. Nấm có dạng hình phễu lệch, màu trắng, thân có 3 phần: gồm mũ, phiến và cuống nấm.

Nấm bào ngư giàu dinh dưỡng và dược tính, nên người ta đã trồng trên rơm rạ, bã mía, mùn cưa… để làm thực phẩm và làm thuốc trị bệnh. Các nhà khoa học đã nghiên cứu và phân tích thành phần có trong nấm bào ngư tươi, có protide 4%, glucide 3,4%, vitamine C, vitamine PP, acide folic, các acide béo không no… Khi nấm bào ngư dưới dạng sinh khối khô, hàm lượng proteine chiếm tới 33 – 43%. Ngoài ra còn thấy các acide amine như glutamic, valin, isoleucin… Tuy nhiên, nấm bào ngư cũng chứa một hàm lượng rất nhỏ chất arabitol nên khi ăn vào có thể gây khó chịu trong đường tiêu hóa ở một số cá thể.

Đông y cho rằng, nấm bào ngư có vị ngọt, tính ấm, công năng tán hàn và thư cân. Ảnh: Internet

Với các kết quả nghiên cứu dược lý, các nhà khoa học còn xác định trong nấm bào ngư có chất pleutorin, có công hiệu kháng khuẩn gram dương và kháng cả tế bào ung thư… Các nghiên cứu khác còn có tác dụng làm giảm thiểu đối với cholesterol và đường máu cho kết quả khả quan.

Đông y cho rằng, nấm bào ngư có vị ngọt, tính ấm, công năng tán hàn và thư cân.

Tuy nhiên, khi chế biến nấm bào ngư cần chú ý nên nấu nước sôi mới thả nấm vào trong 1 – 2 phút, vớt ra ngâm trong nước lạnh, sau đó để ráo nước cho nấm săn chắc và hết mùi ngái, rồi mới chế biến.

– Với nấm sấy khô: Rửa sạch trụng qua nước sôi 1 –2 phút để chế biến như nấm tươi.

Chú ý: Không nên ăn quá nhiều nấm. Định lượng 200g/người/bữa. Không cần thêm bột ngọt vì nấm đã đủ ngọt, phải nấu chín, không nấu tái.


Huy Thùy

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *