Cần học sơ cứu đúng cách để tránh những hậu quả đáng tiếc do ngộ độc thức ăn.

Thực phẩm rất dễ bị ô nhiễm, có thể gây ngộ độc nguy hiểm và ảnh hưởng tới sức khỏe người tiêu dùng. Các tác nhân sinh học chính gây ô nhiễm thực phẩm bao gồm: vi khuẩn, nấm mốc, virut và ký sinh trùng.

Ngoài ra, phân tích nguyên nhân ngộ độc thực phẩm ở nước ta đã cho thấy tỷ lệ ngộ độc thực phẩm chứa sẵn chất độc đã chiếm trên 20% số vụ ngộ độc, tỷ lệ tử vong thường rất cao.

Một số thực phẩm chứa chất độc nguy hiểm có thể gây ngộ độc như: sắn, măng có chất độc là acid xyanhydric; mầm khoai tây có chứa chất độc solamin; quả họ đậu: đậu kiếm, đậu mèo… chứa các glucozid; nấm độc do có chứa muscarin; cá nóc có chất độc tetrodotoxin; một số nhuyễn thể chứa mytilotoxan rất độc…

Khi có trường hợp ngộ độc do thực phẩm hoặc nghi ngờ bị ngộ độc thì nhất thiết phải đình chỉ việc sử dụng thức ăn đó và giữ toàn bộ thức ăn thừa, chất nôn, phân, nước tiểu… để gửi đi xét nghiệm, báo ngay cho cơ quan y tế gần nhất đến điều tra xác minh và kịp thời tổ chức cấp cứu người bị ngộ độc.

Xử trí cấp cứu trước tiên là phải làm cho người bị ngộ độc nôn ra cho hết thức ăn, ngăn cản sự hấp thu của ruột đối với chất độc, phá hủy độc tính, đồng thời bảo vệ niêm mạc dạ dày.

Măng là thực phẩm dễ gây ngộ độc nên cần phải chế biến kĩ trước khi sử dụng (Ảnh minh họa)

Loại trừ chất độc ra khỏi cơ thể:

– Gây nôn: thực hiện ngay bằng cách cho ngón tay vào họng để kích thích nôn.

– Rửa dạ dày: rửa dạ dày càng sớm càng tốt, chậm nhất là trước 6 giờ.

– Tẩy ruột: nếu thời gian ngộ độc trên 6 giờ thì có thể dùng thuốc tẩy.

– Gây bài tiết bằng cách truyền dịch.

Giải độc: dùng phương pháp hấp phụ chất độc bằng than hoạt tính.

– Trung hòa chất độc.

– Giải độc đặc hiệu theo nguyên nhân gây ngộ độc.

Nói chung, khi có triệu chứng ngộ độc thực phẩm, cần đưa ngay người bệnh tới cơ sở y tế gần nhất để xử trí kịp thời.

Theo Phunutoday

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *