Khi ăn cơm, chất bột được tiêu hóa hấp thu và chuyển thành đường dự trữ ở gan dưới dạng glycogen và được giải phóng từ từ theo yêu cầu hoạt động của cơ thể.

 

Khi ăn cơm, chất bột được tiêu hóa hấp thu và chuyển thành đường dự trữ ở gan dưới dạng glycogen và được giải phóng từ từ theo yêu cầu hoạt động của cơ thể. Ngược lại, khi ăn đường kính thì đường sẽ được đưa thẳng vào máu – điều này rất tốt đối với người lao động thể lực nặng vì giúp hết mệt mỏi nhanh chóng. Nhưng đối với người cao tuổi, ăn nhiều đường sẽ không tốt vì làm tăng nguy cơ mắc bệnh béo phì, đái tháo đường, tim mạch…

Đường bột (glucid) là thành phần chính trong bữa ăn của chúng ta, thường chiếm từ 60 – 80% năng lượng khẩu phần. Người ta coi đường hấp thu nhanh như một loại “calori rỗng”, vì nếu ăn nhiều mà cơ thể không sử dụng hết sẽ chuyển thành mỡ dự trữ, không có lợi cho sức khỏe người cao tuổi. Nhu cầu đường, bột còn phụ thuộc vào nhu cầu năng lượng của mỗi người (tình trạng gầy béo, hoạt động thể lực nhiều hay ít…). Nhưng với người cao tuổi, nên giảm lượng đường bột trong khẩu phần.

Nguồn: BS. Nguyễn Diệu Vy ( Sức khỏe & Đời sống )

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *