Các nhà thần kinh học Pháp vừa cảnh báo, những người già, thường xuyên ngủ ngày có thể là dấu hiệu báo trước nguy cơ bị mất trí nhớ hoặc thúc đẩy tiến trình bị mất trí nhớ.

 

 Ảnh minh họa: internet

Theo báo cáo của tạp chí Telegraph (Anh), để làm sáng tỏ mối liên quan trên, các nhà khoa học Pháp đã theo dõi 5.000 người, có độ tuổi trên 65. Kết quả cho thấy, 1/5 những người thường xuyên ngủ ngày trong thời gian dài thường ghi được điểm số thấp trong các bài kiểm tra về khả năng trí não.

Nghiên cứu đã được Claudine Berr, thuộc Viện Nghiên cứu Y học Quốc gia Pháp Sante, báo cáo tại Hội nghị Quốc tế của Hiệp hội Alzheimer, ở Vancouver (Mỹ) khẳng định rằng: “Kết quả nghiên cứu này cho thấy thời gian ngủ ngày nhiều có thể là chỉ dấu báo trước tình trạng sụt giảm nhận thức ở người già”.

Trong một cuộc nghiên cứu khác, cũng đã được trình bày tại Vancouver, các nhà khoa học Mỹ còn cho biết, những người thường ngủ nhiều hơn 10 giờ hoặc ít hơn 5 giờ mỗi đêm cũng liên quan đến tình trạng sụt giảm khả năng nhận thức.

Berr và nhóm nghiên cứu chứng minh rằng, những người ngủ quá nhiều hoặc quá ít thường có dấu hiệu thay đổi các hóa chất trong não, vấn đề này có thể là nguyên nhân gây nên bệnh Alzheimer – một thể thông thường nhất của chứng mất trí nhớ.

Berr cho khuyến cáo, việc ngủ nhiều có thể góp phần thúc đẩy tiến trình sụt giảm nhận thức và là dấu hiệu báo trước nguy cơ phát triển bệnh Alzheimer, đồng thời chỉ dấu này không thể bỏ qua.

Marie Janson thuộc Trung tâm Nghiên cứu Alzheimer Anh chia sẻ: “Đã có những bằng chứng trước đây chỉ ra mối liên quan giữa việc ngủ nhiều với các vấn đề về tim mạch và bệnh đái tháo đường. Vì thế không có gì đáng ngạc nhiên khi nghiên cứu này cho biết thêm rằng việc ngủ nhiều đã tác động đến khả năng nhận thức như thế nào”.

Theo PNOL

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *