Ngạt thở là hô hấp gặp khó khăn, cơ thể thiếu dưỡng khí. Biểu hiện chủ yếu là : tiếng hít thở khô nặng, gấp gáp, dồn ép, khó khăn, gân xanh ở cổ (tĩnh mạch) căn trương, sắc diện trở nên xanh tím hoặc co giật, hôn mê. Nếu phát triển nặng hơn thì có thể dẫn đến hoàn toàn ngưng hô hấp.
Nguyên nhân dẫn đến ngạt thở thường là : bệnh suyễn bộc phát, trúng độc hơi gas, vùng ngực và phổi bị đè ép hay tổn thương (như tai nạn xe cộ), cổ bị thít chặt (như bị bóp cổ hay thắt cổ tự sát), ở trạng thái thiếu dưỡng khí (vật nào đó làm tắc khí quản như răng rụng, đờm dãi, chất nôn mửa), điện giật.
+ Ngay lập tức vét sạch các chất gây tắc nghẽn trong mũi, miệng, cổ họng, cởi bỏ dây ở cổ, di dời các vật nặng đè nén ở ngực.
+ Nếu không có vật làm trở ngại hô hấp thì xem tại hiện trường có sự rò rỉ khí độc, khí than hay không. Nếu có thì ngay lập tức cắt đứt nguồn rò rỉ rồi di chuyển ngay nạn nhân đến nơi an toàn.
+ Nếu nghi ngờ có thức ăn hay dị vật làm tắc nghẽn khí quản thì dùng phương pháp cấp cứu tắc nghẽn (coi phần “Tắc nghẽn”).
+ Nếu điều kiện cho phép thì cho nạn nhân hít dưỡng khí hay di chuyển nạn nhân đến chỗ thông thoáng.
+ Nếu nạn nhân hô hấp yếu ớt thì ngay lập tức tiến hành cách hô hấp miệng áp miệng hay cách bài xuất khí phụ trợ.
+ Cũng có thể dùng ngón tay ấn các huyệt Phế Du, Khí Suyễn, Suyễn Tức.
+ Nếu xác định là do bệnh suyễn gây ra, mà lại có sẵn thuốc dạng hít thì giúp nạn nhân dùng thuốc ngay.
+ Sau khi hô hấp có khuynh hướng bình ổn thì nới lỏng dây lưng, cúc áo của nạn nhân rồi đưa nạn nhân đi bệnh viện hay gọi xe cấp cứu.
+ Hô hấp đã bình ổn nhưng nạn nhân vẫn còn ở trạng thái hômn mê thì đặt nạn nhân nằm ở trạng thái phục nguyên, đợi xe cấp cứu.
+ Sau khi hô hấp khôi phục vẫn cần lưu ý tình trạng hô hấp của nạn nhân, nếu chợt có dấu hiệu của hô hấp khó khăn thì ngay lập tức cấp cứu lại.
+ Nếu cần đưa đi bệnh viện, nếu ngồi xe ô-tô thì cần ngồi ở ghế trước, không để nạn nhân nằm ngửa ở phía sau.
+ Nếu nạn nhân có tiền sử bệnh suyễn bộc phát thì cần mang sẵn thuốc bên người. Đồng thời cần lưu ý những vật mà nạn nhân có khả năng dị ứng để nạn nhân tránh tiếp xúc với những nguồn gây dị ứng.
+ Nếu bị siết cổ thì đồng thời với việc cấp cứu cần cố gắng giữ cho sợi dây siết cổ được nguyên vẹn, lưu lại làm chứng cứ điều tra.
(sưu tầm)